Điều kiện thành lập văn phòng luật sư [Cập nhật 2024]

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có một định nghĩa rõ ràng về điều kiện mở văn phòng luật sư. Tuy nhiên, căn cứ vào những quy định tại Luật Luật sư năm 2006, có thể hiểu rằng:
Văn phòng luật sư là một tổ chức hành nghề luật sư, do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, thực hiện công việc cung ứng dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý, đại diện tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và một vài dịch vụ pháp lý khác của luật sư.

 

Điều kiện thành lập văn phòng luật sư

Điều kiện thành lập văn phòng luật sư

1. Thế nào là văn phòng luật sư?

Hiện nay, pháp luật hiện hành không có một định nghĩa rõ ràng về điều kiện mở văn phòng luật sư. Tuy nhiên, căn cứ vào những quy định tại Luật Luật sư năm 2006, có thể hiểu rằng:

Văn phòng luật sư là một tổ chức hành nghề luật sư, do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân, thực hiện công việc cung ứng dịch vụ pháp lý theo hợp đồng pháp lý, đại diện tham gia tố tụng và ngoài tố tụng, tham gia hoạt động tư vấn pháp luật và một vài dịch vụ pháp lý khác của luật sư.

2. Phạm vi hoạt động của văn phòng Luật sư

Khi mở văn phòng luật sư bạn cũng nên chú ý phải tuân thủ theo quy định về phạm vi hoạt động như sau:

  • Công ty thực hiện hiện công việc là tư vấn pháp luật;
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

3. Văn phòng luật sư có tư cách pháp nhân không?

Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì do một cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng được các quy định của pháp luật về một tổ chức được công nhận là pháp nhân ( đáp ứng đủ 3 điều kiện: (i) Được thành lập hợp pháp; (ii) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

(iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập) và người đứng đầu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp. Vậy nên có thể kết luận là Văn phòng luật sư không có tư cách pháp nhân.

4. Có nên mở văn phòng luật sư hay không?

Để trả lời cho câu hỏi này, cần xem xét khách hàng có đủ điều kiện mở văn phòng luật sư hay chưa. Những lợi ích của việc mở văn phòng luật sư như thế nào trong thời kỳ hiện nay. Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý trước khi mở văn phòng luật sư.

Trước hết, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

Văn phòng luật sư có các quyền hạn như: Thực hiện các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và dịch vụ pháp lý khác; Nhận thù lao luật sư, tiền thưởng từ khách hàng; Thuê luật sư và nhân viên không phân biệt quốc tịch, quan điểm chính trị, tôn giáo để làm việc cho văn phòng luật sư chính pháp và các chi nhánh  của văn phòng ở trong và ngoài nước; Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật; Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Mới đây, Bộ Tư pháp đã phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ này, trong đó có điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư.

Bộ Tư pháp chủ trương sẽ đơn giản hóa điều kiện hành nghề luật sư với tư cách cá nhân theo hướng bỏ điều kiện: Luật sư phải có ít nhất 2 năm hành nghề liên tục cho các cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật luật sư thì mới được thành lập văn phòng luật sư hoặc công ty luật.

5. Điều kiện mở văn phòng luật sư 

Để thành lập văn phòng luật sư, trưởng văn phòng luật sư phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Trưởng Văn phòng luật sư (chủ doanh nghiệp) phải là luật sư có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức;

Thứ hai, Trưởng Văn phòng luật sư không được phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác.

5.1. Hình thức thành lập văn phòng luật sư

Văn phòng luật sư chỉ được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư  nhân, bao gồm các đặc điểm sau:

- Văn phòng luật sư do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Văn phòng luật sư không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một văn phòng luật sư. Người đứng đầu văn phòng luật sư không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

- Văn phòng luật sư không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

- Văn phòng luật sư có thể được chuyển đổi thành loại hình công ty TNHH hoặc công ty hợp danh.

5.2. Người đứng đầu văn phòng luật sư

- Luật sư thành lập văn phòng luật sư là trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập văn phòng luật sư có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật Luật sư.

- Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một văn phòng luật sư à không được tham gia với tư cách khác. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.

5.3 Tên của văn phòng luật sư

- Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư

- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

5.4. Những điều kiện khác cần phải bảo đảm

- Văn phòng luật sư phải có trụ sở làm việc và trụ sở làm việc phải hợp pháp và có giấy tờ chứng minh

- Văn phòng luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật để đảm bảo hoạt động của mình

6. Thủ tục mở văn phòng luật sư cần làm gì?

Muốn thành lập văn phòng luật sư trước hết cần nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi văn phòng luật sư đặt trụ sở, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hoạt động; Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của Trưởng Văn phòng; Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư; Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ xem xét và cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư.

6.1. Hồ sơ cần phải chuẩn bị:

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất.

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư.

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của văn phòng luật sư.

- Ngoài ra, tùy vào từng tỉnh sẽ có những giấy tờ bổ sung khác nhau.

6.2. Trình tự mở văn phòng luật sư

- Bước 1: Văn phòng luật sư nộp một bộ hồ sơ đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư là thành viên.

- Bước 2:

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư.

Trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

- Việc mở văn phòng luật sư không phải được thành lập theo quy trình quy định trong luật doanh nghiệp mà phải theo sự điều chỉnh của luật luật sư, cơ quan chủ quản ở trung ương là Bộ tư pháp và địa phương là Phòng tư pháp

- Số lượng hồ sơ: 01

- Thời gian thành lập: 10 ngày

- Phí, lệ phí thành lập: 200.000 đồng/ lần

7. Văn phòng luật sư và Công ty Luật – giống và khác nhau như thế nào?

Sau khi đã nắm được các điều kiện mở văn phòng luật sư có thể nhiều bạn thắc mắc vậy văn phòng luật và công ty luật có phải là một hay không?

Văn phòng luật sư và công ty luật là hai hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật luật sư. Một luật sư chỉ được tham gia duy nhất một tổ chức hành nghề luật sư. Theo đó, Văn phòng luật và Công ty luật không phải là một, tuy nhiên chúng vẫn có điểm giống nhau.

Giống nhau

Đều là hình thức tổ chức hành nghề luật sư và có các quyền như:

  • Thực hiện dịch vụ pháp lý;
  • Nhận thù lao từ khách hàng;
  • Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư....

Khác nhau

Thứ nhất, về loại hình doanh nghiệp:

Văn phòng luật sư ở dạng doanh nghiệp tư nhân. Còn công ty luật có thể thành lập dưới các loại hình như công ty luật hợp danh hay công ty luật trách nhiệm hữu hạn.

Thứ hai, về số thành viên thành lập:

Văn phòng luật sư chỉ có một luật sư. Còn công ty luật hợp danh cần ít nhất 2 luật sư và không có thành viên góp vốn.; nếu là công ty luật TNHH 1 thành viên thì do 1 luật sư thành lập; 2 luật sư trở lên thành lập (nếu công ty luật TNHH 2 thành viên).

Thứ ba, đại diện theo pháp luật:

Trưởng văn phòng đại diện đối với văn phòng luật sư.

Công ty luật hợp danh, công ty luật TNHH do công ty thỏa thuận. Công ty TNHH 1 thành viên: Giám đốc công ty.

Thứ tư, về tên theo quy định pháp luật

Tên của Văn phòng luật sư sẽ do Luật sư lựa chọn và phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư”.

Công ty luật hợp danh và công ty luật TNHH hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận chọn. Công ty luật TNHH một thành viên do chủ sở hữu chọn. Bạn phải lưu ý phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật TNHH.

Thứ năm, chế độ tài sản:

Trưởng văn phòng luật sư chịu trách nhiệm vô hạn.

Công ty luật hợp danh: Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty, nếu tài sản của không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các thành viên hợp danh phải tiếp tục lấy tài sản của mình ra để thanh toán các khoản nợ của công ty.

Công ty luật TNHH: Thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp.

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể phân biệt được đâu là một văn phòng luật sư và đâu là công ty luật. Việc hiểu rõ hai loại hình này sẽ giúp chúng ta hình dung được những lợi ích cũng như khó khăn khi thành lập. Đồng thời tuân thủ đúng quy định pháp luật điều chỉnh từng loại hình.

8. Chi phí mở văn phòng luật sư hết bao nhiêu?

Bên cạnh các điều kiện mở văn phòng luật sư thì yếu tố chi phí luôn được quan tâm nhiều nhất.

Chi phí thành lập doanh nghiệp là những khoản chi tiêu trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật về các loại phí khi thành lập doanh nghiệp thì khoản chi tiêu, mua sắm vật tư, hàng hóa cần được kê khai theo đúng hóa đơn có đứng tên tổ chức, công ty.

Theo đó, chi phí để mở văn phòng luật sư được tính từ khi xác định trưởng văn phòng luật sư. Trước đó, bạn sẽ phải tốn một khoản cho việc học lớp đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp sau khi có bằng cử nhân luật, chi phí mỗi năm sẽ có sự thay đổi.

Ví dụ như năm 2020 vừa rồi thì chi phí cho một khóa đào tạo luật sư khoảng 23-24 triệu đồng.

Tiếp theo bạn cần chuẩn bị một khoản để thi và trở thành luật sư gia nhập một Đoàn luật sư để có thể hành nghề.

Bên cạnh đó, các khoản chi cho thủ tục đăng ký mở văn phòng, mua sắm trang thiết bị văn phòng, chi phí trả cho nhân viên và các khoản phát sinh khác.

Vì vậy, bạn cần chuẩn bị một khoản tiền để có thể đảm bảo mở văn phòng luật và đi vào hoạt động.

9. Một số lưu ý sau khi thành lập văn phòng luật sư

  • Văn phòng luật sư chỉ được bắt đầu hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;
  • Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trưởng Văn phòng luật sư phải thực hiện thông báo với Đoàn luật sư nơi mình là thành viên;
  • Trong 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng luật sư phải thực hiện công bố nội dung đăng ký hoạt động.

10. Kinh nghiệm mở văn phòng Luật sư

  • Lựa chọn mức vốn cân đối thành lập văn phòng luật sư: việc dự trù cho mình một nguồn vốn để mở văn phòng luật sư là điều rất cần thiết. Chỉ khi có nguồn vốn thì bạn mới có thể bắt tay vào việc thành lập nên văn phòng của mình và bắt đầu công việc tư vấn, kinh doanh của mình được.
  • Lựa chọn địa điểm mở văn phòng luật sư: Chọn một địa điểm có độ nhận diện cao, ở trong khu kinh doanh phát triển, nằm ở chỗ mà mọi người có thể dễ dàng thấy, tiếp cận, dễ dàng đi lại cũng là một việc làm cần thiết để bạn tiến hành thành lập văn phòng luật sư của mình.
  • Nhân viên: bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và tuyển chọn cẩn thận đội ngũ nhân viên có uy tín, trình độ và khả năng tư duy pháp lý tốt cũng như có kinh nghiệm trong việc tư vấn cho khách hàng để có thể tạo nên cho văn phòng của mình sự tin cậy nhất định, thu hút khách hàng tìm đến để nhận tư vấn.

11. Dịch vụ thành lập Văn phòng luật sư của ACC

Với những Luật sư trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc không có thời gian để tự mình đi thực hiện các thủ tục thành lậpVăn phòng Luật sư nên có nhu cầu tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục pháp lý.

Tuy nhiên, sự lựa chọn rất nhiều bởi hàng loạt các đơn vị dịch vụ pháp lý rất lớn. Vậy nên bạn cần cân nhắc thật kỹ để chọn đơn vị uy tín nhất, chất lượng nhất. ACC là một trong những đơn vị đón nhận được sự ưu ái của khách hàng.

Việc thành lập doanh nghiệp đặc biệt là thành lập văn phòng luật sư có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn nếu như bạn không nắm rõ các quy định pháp luật và chưa có kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước.

Vì vậy, để quá trình thành lập doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm chi phí bạn nên tìm đến các đơn vị tư vấn luật để được tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh của họ.

ACC là đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín và nhanh chóng. Hiện nay, quy trình thực hiện tại ACC bao gồm các nội dung:

  • Tiếp xúc khách hàng để nắm bắt thông tin và tiến hành tư vấn ban đầu đối với vấn đề của quý khách. Tại đây chúng tôi sẽ tư vấn mọi vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp xã hội, hướng dẫn cách đặt tên doanh nghiệp cho chuẩn, chuẩn bị hồ sơ như thế nào cho đầy đủ,….;
  • Nghiên cứu và báo giá qua email đối với yêu cầu của khách hàng;
  • Nếu khách hàng quyết định hợp tác với ACC thì hai bên tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ;
  • Khách hàng cung cấp tài liệu liên quan đến việc đăng ký cho ACC;
  • ACC tiến hành soạn thảo, nộp, theo dõi thực hiện hồ sơ và trả kết quả cho khách hàng theo thời hạn thỏa thuận;
  • Hỗ trợ tư vấn các vướng mắc pháp lý sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công.

Như vậy, nhu cầu thành lập các văn phòng luật sư đang ngày càng gia tăng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy rằng việc cung cấp dịch vụ pháp lý ngày một phát triển, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh. Việc quy định các điều kiện, thủ tục thành lập văn phòng nhằm đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc, giúp Nhà nước quản lý dễ dàng hơn.

Một số câu hỏi thường gặp

Có nên mở văn phòng luật sư hay không?

Để trả lời cho câu hỏi này, cần xem xét khách hàng có đủ điều kiện để thành lập văn phòng luật sư hay chưa. Những lợi ích của việc mở văn phòng luật sư như thế nào trong thời kỳ hiện nay. Dưới đây là một số điểm đáng lưu ý trước khi mở văn phòng luật sư.

Trước hết, văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng.

Văn phòng luật sư có các quyền hạn như: Thực hiện các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực: tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và dịch vụ pháp lý khác; Nhận thù lao luật sư, tiền thưởng từ khách hàng; Thuê luật sư và nhân viên không phân biệt quốc tịch, quan điểm chính trị, tôn giáo để làm việc cho văn phòng luật sư chính pháp và các chi nhánh của văn phòng ở trong và ngoài nước; Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật; Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện mở văn phòng luật sư năm 2023

Để thành lập văn phòng luật sư, trưởng văn phòng luật sư phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Trưởng Văn phòng luật sư (chủ doanh nghiệp) phải là luật sư có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức;

Thứ hai, Trưởng Văn phòng luật sư không được phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác.

Thủ tục mở văn phòng luật sư cần làm gì?

Muốn thành lập văn phòng luật sư trước hết cần nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi văn phòng luật sư đặt trụ sở, hồ sơ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký hoạt động; Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của Trưởng Văn phòng; Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư; Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Sở Tư pháp sẽ xem xét và cấp Giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng luật sư.

Chi phí mở văn phòng luật sư hết bao nhiêu?

Bên cạnh các điều kiện mở văn phòng luật sư thì yếu tố chi phí luôn được quan tâm nhiều nhất.

Chi phí thành lập doanh nghiệp là những khoản chi tiêu trong suốt quá trình thành lập doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật về các loại phí khi thành lập doanh nghiệp thì khoản chi tiêu, mua sắm vật tư, hàng hóa cần được kê khai theo đúng hóa đơn có đứng tên tổ chức, công ty.

Theo đó, chi phí để mở văn phòng luật sư được tính từ khi xác định trưởng văn phòng luật sư. Trước đó, bạn sẽ phải tốn một khoản cho việc học lớp đào tạo luật sư tại Học viện Tư pháp sau khi có bằng cử nhân luật, chi phí mỗi năm sẽ có sự thay đổi.

Ví dụ như năm 2020 vừa rồi thì chi phí cho một khóa đào tạo luật sư khoảng 23-24 triệu đồng.

Tiếp theo bạn cần chuẩn bị một khoản để thi và trở thành luật sư gia nhập một Đoàn luật sư để có thể hành nghề.

Bên cạnh đó, các khoản chi cho thủ tục đăng ký mở văn phòng, mua sắm trang thiết bị văn phòng, chi phí trả cho nhân viên và các khoản phát sinh khác.

Vì vậy, bạn cần chuẩn bị một khoản tiền để có thể đảm bảo mở văn phòng luật và đi vào hoạt động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến điều kiện mở văn phòng luật sư nhanh chóng, đơn giản và đúng quy định pháp luật. Nếu bạn cần sự hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé!

 

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc (Xem thêm về chúng tôi tại đây) với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Trân trọng!

 

 

>> Xem thêm bài viết khác về Văn phòng luật sư của ACC
      Văn phòng luật sư là loại hình doanh nghiệp gì?

✅ Điều kiện: ⭕ Mở văn phòng luật sư
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (911 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo