Nghị định 37/2015/NĐ-CP là Nghị định hướng dẫn chi tiết quy định về hợp đồng xây dựng. Trong đó, tại Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về vấn đề Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng. Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/04/2015 của Chính phủ quy định về việc quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng, cụ thể như sau:
1. Trách nhiệm của các bên trong quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, các bên cần lập kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với nội dung của hợp đồng xây dựng đã ký kết nhằm đạt được các thỏa thuận trong hợp đồng.
Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử và thông báo cho bên kia về người đại diện để quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong phạm vi quyền hạn được quy định trong hợp đồng. Trong đó:
- Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính (căn cứ tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP)
- Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu (căn cứ tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 37/2015/NĐ-CP).
2. Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng có đa dạng các loại được chia theo 03 tiêu chí đó là: phân loại dựa theo tính chất, nội dung công việc, phân loại dựa theo hình thức giá hợp đồng và phân loại dựa theo mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng. Tùy theo loại hợp đồng xây dựng, nội dung quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng bao gồm:
- Quản lý tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Quản lý về chất lượng;
- Quản lý khối lượng và giá hợp đồng;
- Quản lý về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ;
- Quản lý điều chỉnh hợp đồng và các nội dung khác của hợp đồng.
3. Xử lý kiến nghị, đề xuất của các bên trong quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng
3.1. Hình thức trình bày kiến nghị, đề xuất, yêu cầu
Tất cả các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và các ý kiến phản hồi của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng phải thực hiện bằng văn bản.
Các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của các bên trong quá trình quản lý thực hiện hợp đồng phải gửi đến đúng địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ trao đổi thông tin mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.
3.2. Nội dung của văn bản kiến nghị, đề xuất và yêu cầu
Nội dung văn bản kiến nghị, đề xuất, yêu cầu cần thể hiện căn cứ, cơ sở, hiệu quả (nếu có) của các kiến nghị, đề xuất, yêu cầu và thời hạn trả lời theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
3.3. Thời gian trả lời kiến nghị, đề xuất, yêu cầu
Khi nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu của một bên, bên kia phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận đúng thời hạn quy định đã được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng, nhưng tối đa là bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Sau khoảng thời gian này nếu bên nhận được kiến nghị, đề xuất, yêu cầu không giải quyết mà không đưa ra lý do chính đáng gây thiệt hại cho bên kia, thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại cho bên kia (nếu có).
Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan: Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP; Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về vấn đề Quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 7 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình giao kết hợp đồng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
-
Gmail: [email protected]
-
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận