Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

Nghị định 37/2015/NĐ-CP là Nghị định hướng dẫn chi tiết quy định về hợp đồng xây dựng. Trong đó, tại Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về vấn đề Rủi ro và bất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng. Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Rủi ro và bất khả kháng là gì?

1.1. Rủi ro

Rủi ro là một cách gọi về những điều không tốt lành và không tốt đẹp, được sử dụng để đề cập tới sự không chắc chắn trong hệ quả, tác động của một hành động bất kỳ có liên quan đến những thứ mà con người coi trọng (chẳng hạn như sức khỏe, hạnh phúc, của cải, tài sản hoặc môi trường). Rủi ro thường tập trung vào những hậu quả tiêu cực mà con người không mong muốn.

1.2. Bất khả kháng

Bất khả kháng hay điều kiện bất khả kháng là một điều khoản phổ biến trong các hợp đồng, về cơ bản để giải phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn phận khi các sự kiện hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa, ...) xảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Tuy nhiên, bất khả kháng không nhằm mục tiêu bào chữa cho các sơ suất hay hành vi phi pháp của các bên, chẳng hạn như việc không thực hiện nghĩa vụ là do các hậu quả thông thường và tự nhiên của các sức mạnh bên ngoài.
Điều 51 Nghị định Số 37 2015 NĐ Cp
Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

2. Rủi ro và bất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng

2.1. Rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng

Theo khoản 1 Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, rủi ro là nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện hợp đồng xây dựng trong tương lai. Trong hợp đồng xây dựng, các bên phải xây dựng các điều khoản về:
  • Trách nhiệm của mỗi bên về quản lý và xử lý rủi ro của mình
  • Trách nhiệm khắc phục hậu quả của mỗi bên trong trường hợp gặp rủi ro.

2.2. Bất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng

Theo Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, bất khả kháng là một sự kiện rủi ro xảy ra một cách khách quan không thể lường trước khi ký kết hợp đồng xây dựng và không thể khắc phục được khi nó xảy ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép như: Thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác.
Khi một bên bị rơi vào tình trạng bất khả kháng, thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong hợp đồng xây dựng, các bên phải thỏa thuận về việc xử lý bất khả kháng như:
  • Thông báo về bất khả kháng
  • Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng
  • Chấm dứt và thanh toán hợp đồng xây dựng trong trường hợp bất khả kháng (nếu có).
Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan: Điều 44 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP; Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về vấn đề Rủi ro và bất khả kháng trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 51 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình giao kết hợp đồng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo