Điều 48 Bộ luật dân sự 2015

2001

1. Đặc điểm của người giám hộ:

Người giám hộ là người đại diện Theo pháp luật của người được giám hộ trong mối quan hệ với Nhà nước và trong hầu hết các giao dịch, trừ các giao dịch đơn giản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người được giám hộ.

2. Chủ thể quan hệ giám hộ:

- Người chưa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định được cha, mẹ, hoặc cha, mẹ nếu mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha mẹ, nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó ( có yêu cầu của cha mẹ trong trường hợp này )

- Người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình ( phải có quyết định của Tòa án về bệnh lý – giám định của cơ quan có thẩm quyền )

Người giám hộ có thể là:

- Cá nhân: cha, mẹ, con đã thành niên, anh, chị em, ông, bà và những người thân thích khác)

- Tổ chức: tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện

-Cơ quan Nhà nước: cơ quan lao động, thương binh và xã hộ.

3. Nguyên tắc của việc giám hộ:

+ Một người có thể giám hộ cho nhiều người

+ Một người chỉ có thể được một người giám hộ, việc này tăng trách nhiệm giám hộ của người giám hộ, làm cho nghĩa vụ giám hộ được xác định rõ ràng, phân định.

4. Điều kiện để trở thành người giám hộ

Theo quy định tại điều 48 BLDS năm 2015, người giám hộ được hiểu là các cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện làm người giám hộ quy định tại điều 49, 50 BLDS năm 2015.

Người giám hộ là một bên chủ thể trong quan hệ giám hộ, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Để trở thành người giám hộ, các cá nhân, pháp nhân cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  •       Đối với cá nhân làm người giám hộ:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

  •       Đối với pháp nhân làm người giám hộ:

– Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.

– Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

– Một cá nhân, pháp nhân có thể làm giám hộ cho nhiều người.

5. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

+   Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

+   Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

6. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

+   Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

+   Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

+   Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự năm 2015 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc có thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo