Trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh khác nhưng lại không rõ trình tự và hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính này. Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật ACC xin gửi tới Quý khách hàng thông tin câu trả lời cho câu hỏi thủ tục thay đổi địa chỉ kinh doanh được quy định như thế nào thông qua Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Mời quý khách cùng theo dõi.
Điều 47. Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
1. Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đặt trụ sở chính dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục với Cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở mới. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp theo quy định.
4. Khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không thay đổi.
1. Thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh
Theo Điều 44.3 Luật Doanh nghiệp 2020 thì địa điểm kinh doanh được định nghĩa là “nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể”. Về nguyên tắc, khi doanh nghiệp thay đổi địa điểm kinh doanh, đặc biệt là thay đổi địa điểm kinh doanh khác quận, huyện đã đăng ký ban đầu, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh khác quận theo quy định pháp luật
Như vậy, thủ tục thay đổi địa điểm kinh doanh là thủ tục hành chính mà doanh nghiệp phải thực hiện với Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thay đổi về địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, cụ thể là khi doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác. Theo đó, doanh nghiệp phải tuân thủ các trình tự, thủ tục và hồ sơ được quy định tại Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
2. Hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
Quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp hồ sơ thay đổi địa chỉ kinh doanh bao gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
3.Thủ tục thay đổi địa chỉ kinh doanh:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chủ thể thực hiện thay đổi địa điểm kinh doanh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ thông qua hai hình thức nêu trên.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
– Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận giấy biên nhận hồ sơ và thanh toán lệ phí (nếu có) tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Sau khi tiếp nhận, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh sẽ ghi nhận nội dung thay đổi theo yêu cầu của doanh nghiệp trên giấy phép kinh doanh mới;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi.
– Trường hợp nộp trực tuyến:
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.;
Phòng Đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét, gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ. Khi hồ sơ đã đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh danh mới (đã thay đổi nội dung), Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới cho Doanh Nghiệp.
Bước 3: Nhận kết quả
– Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ. Khi tới Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền càn mang giấy tờ sau:
Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ;
Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực;
Hồ sơ bằng bản giấy (trường hợp nếu nộp hồ sơ trực tuyến, thì phải mang hồ sơ bản giấy tới để đối chiếu với văn bản điện tử. Nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
Trên đây là nhưng thông tin về Điều 47 Nghị định 01/2021/NĐ-CP mà Công ty Luật ACC cung cấp cho các bạn. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận