Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

Nghị định 37/2015/NĐ-CP là Nghị định hướng dẫn chi tiết quy định về hợp đồng xây dựng. Trong đó, tại Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP quy định về vấn đề Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng. Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Khi nào phát sinh việc giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng?

Khi các khiếu nại không được giải quyết bởi các bên tham gia hợp đồng thì sẽ được giải quyết dưới hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
Trên thực tế, các tranh chấp liên quan đến xây dựng rất đa dạng. Các tranh chấp chủ yếu tập trung ở 05 nhóm:
  • Vi phạm nghĩa vụ thanh toán
  • Chậm trễ triển khai công trình và gia hạn
  • Chất lượng và khối lượng công việc
  • Bảo lãnh và đảm bảo
  • Trượt giá và điều chỉnh giá.

2. Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Khoản 8, Điều 146, Luật Xây dựng năm 2014 quy định về nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng như sau:
  • Tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;
  • Các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.
Điều 45 Nghị định Số 37 2015 NĐ Cp
Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

3. Trường hợp giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (gọi chung là ban xử lý tranh chấp), khi đó việc xử lý tranh chấp hợp đồng thông qua ban xử lý tranh chấp được quy định như sau:
  • Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra. Số lượng thành viên ban xử lý tranh chấp do các bên tự thỏa thuận. Thành viên ban xử lý tranh chấp phải là người có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung tranh chấp, kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng và hiểu biết về các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng xây dựng.
  • Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.
Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm các tài liệu liên quan: Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP; Điều 44 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về vấn đề Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được quy định tại Điều 45 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình giao kết hợp đồng trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo