Gần đây, với sự nóng lên toàn cầu, có thể thấy những vụ hỏa hoạn diễn ra khá thường xuyên. Chúng ta biết đến những người lính cứu hỏa dũng cảm - những người trực tiếp đương đầu với hiểm nguy. Tuy nhiên các cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý về phòng cháy chữa cháy cũng quan trọng không kém. Vậy pháp luật có quy định như thế nào? Sau đây, quý độc giả hãy theo dõi bài viết Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ để biết thêm chi tiết.
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 136/2020/NĐ-CP
- Luật Phòng cháy chữa cháy 2013
2. Phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, ngăn chặn cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
>> Xem thêm: Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy là gì [Cập nhật 2022] (accgroup.vn)
3. Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ có quy định chi tiết như sau:
Điều 4. Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy
1. Cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001, được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013 (sau đây gọi chung là Luật Phòng cháy và chữa cháy) được xác định là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở; trong phạm vi một cơ sở có thể có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động.
2. Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
> Xem thêm https://accgroup.vn/dieu-5-nghi-dinh-136-2020-nd-cp-cua-chinh-phu/
4. Câu hỏi thường gặp
Phạm vi điều chỉnh Nghị định 136/2020/NĐ-CP?
Nghị định này quy định về hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tổ chức lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Nội dung bài viết:
Bình luận