Ngày 31/7/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (sau đây gọi tắt là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP). Dưới đây là bài viết Điều 34 nghị định 79/2014/nđ-cp
Điều 34 nghị định 79/2014/nđ-cp
1. Điều 34 nghị định 79/2014/nđ-cp
Điều 34. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành
1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành, được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung sau đây:
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng.
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy.
c) Biện pháp phòng cháy.
d) Phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy.
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành phải có trình độ từ trung cấp phòng cháy và chữa cháy trở lên và được đào tạo kiến thức chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực hoạt động.
3. Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể việc cấp và mẫu giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, tổ chức bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Xem thêm bài viết Thủ tục và hồ sơ xin PCCC cho cơ sở kinh doanh khí hóa lỏng
2. Một số điểm mới của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP
Khác với trước đây, chương I của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP chỉ có 04 điều quy định chung, trong đó có Điều 3 quy định cụ thể về giáo dục, bồi dưỡng kiến thức về PCCC.
Các quy định về phòng cháy được thể hiện tại Chương II của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, bao gồm 16 điều (từ Điều 5 đến Điều 20). Các quy định tại chương này là sự cụ thể hóa Luật PCCC và đồng thời đã thay thế hoàn toàn những quy định về phòng cháy tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định số 46/2012/NĐ-CP.
Liên quan đến hoạt động thẩm duyệt thiết kế về PCCC, tại Nghị định này đã quy định cụ thể từ Điều 12 đến Điều 17 với nhiều điểm mới cần phải nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện. Tại Phụ lục IV của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã quy định danh mục dự án, công trình do Cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC. Danh mục các cơ sở này đã có sự thay đổi đáng kể so với quy định tại Nghị định số 35/2003/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 46/2012/NĐ-CP).
Chương III với các quy định về chữa cháy, là sự cụ thể hóa các quy định của Luật PCCC về chữa cháy. So với các văn bản hướng dẫn trước đây, trong nội dung này, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP đã có những điểm mới về xây dựng và thực tập phương án chữa cháy.
Tại Chương IV, với 6 điều (từ Điều 32 đến Điều 37). Cụ thể, đã giành trọn vẹn một điều luật quy định về phòng cháy và chữa cháy tình nguyện (Điều 33) để cụ thế hóa Điều 46a Luật PCCC. Theo đó, cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động PCCC phải đăng ký với UBND cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận, lập danh sách gửi cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn; tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động PCCC phải đăng ký với cơ quan Cảnh sát PCCC quản lý địa bàn v.v…
3. Câu hỏi thường gặp
Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là Fire protection
Phòng cháy chữa cháy là gì?
Phòng cháy chữa cháy là một tập hợp các giải pháp mang tính kỹ thuật, có liên quan tới việc loại trừ, hạn chế tới mức tối thiểu các nguy cơ cháy nổ, hỏa hoạn, đồng thời nhanh chóng dập tắt khi đám cháy xảy ra, ngăn chặn cháy lan và xử lý thiệt hại về người và tài sản.
Cụm từ này có thể hiểu đơn giản bằng cách chia rõ hai vế phòng cháy và chữa cháy. Phòng cháy là các việc làm nhằm ngăn chặn, hạn chế, không cho nảy sinh hiểm họa cháy nổ, chữa cháy là xử lý kịp thời đám cháy đã xảy ra về cả hiện trường và hậu quả.
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Điều 34 nghị định 79/2014/nđ-cp. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận