Điều 3 Nghị định 06/2010/NĐ-CP

Nghị định 06/2010/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 25/01/2010 quy định về những người là công chức. Nghị định này quy định rõ các vấn đề, quy định liên quan đến công chức như căn cứ xác định công chức, công chức trong các cơ quan nhà nước,... Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Điều 3 Nghị định 06/2010/NĐ-CP.

điều 23 Nghị định 15 2021

Điều 3 Nghị định 06/2010/NĐ-CP

1. Công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

2. Quy định tại Điều 3 Nghị định 06/2010/NĐ-CP

Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định cụ thể như sau:

1. Ở Trung ương:

a) Người giữ chức vụ, chức danh cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ, cơ quan thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng của Văn phòng Trung ương Đảng, cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các Ban Đảng ở Trung ương;

b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối và Đảng ủy ngoài nước trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

c) Người làm việc trong bộ phận giúp việc của cơ quan, tổ chức do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cơ quan do Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập.

2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh):

a) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của tỉnh ủy, thành ủy;

b) Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của Đảng ủy khối trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy;

c) Người làm việc chuyên trách trong văn phòng, ban tổ chức, ban tuyên giáo, cơ quan ủy ban kiểm tra của Đảng ủy cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy.

3. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện):

Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh.

3. Phân biệt Cán bộ, Công chức và Viên chức

Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức
Nơi công tác Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, huyện - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);

- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp)

- Trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập

Trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Nguồn gốc Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng
Tập sự Không phải tập sự - 12 tháng với công chức loại C

- 06 tháng với công chức loại D

Từ 3 - 12 tháng và được quy định trong hợp đồng làm việc.
Hợp đồng làm việc Không làm việc theo chế độ hợp đồng Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp đồng
Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(Riêng công chức lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập)

Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Bảo hiểm xã hội Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Hình thức kỷ luật - Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Bãi nhiệm

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Hạ bậc lương

- Giáng chức

- Cách chức

- Buộc thôi việc

- Khiển trách

- Cảnh cáo

- Cách chức

- Buộc thôi việc

(Còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp)

Ví dụ về từng đối tượng - Thủ tướng

- Chánh án TAND tối cao

- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

- Chủ tịch Hội đồng nhân dân…

- Chánh án, Phó Chánh án TAND cấp tỉnh, huyện

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, huyện

- Thẩm phán

- Thư ký tòa án

- Kiểm sát viên...

- Bác sĩ

- Giáo viên

- Giảng viên đại học

Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức 2008 - Luật Cán bộ, công chức 2008

- Nghị định 06/2010/NĐ-CP

Luật Viên chức năm 2010

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Điều 3 Nghị định 06/2010/NĐ-CP. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo