Ngày 19 tháng 10 năm 2020 Chính phủ ban hành nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Để hiểu rõ hơn về nghị định này bạn đọc hãy cùng ACC tìm hiểu về Điều 2 nghị định 123/2020/NĐ-CP thông qua bài viết dưới đây.
Điều 2 nghị định 123
1. Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Nghị định 123/2020/NĐ-CP do chính phủ ban hành ngày 19 tháng 10 năm 2020 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022. Và Điều 2 nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng của nghị định này.
Xem thêm: Điều 27 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
2. Nội dung điều 2 nghị định 123/2020/NĐ-CP
Điều 2 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định những đối tượng áp dụng nghị định này bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Hộ, cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh.
- Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
- Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí.
- Người nộp thuế, phí và lệ phí.
- Tổ chức có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
- Tổ chức nhận in hóa đơn, chứng từ; tổ chức cung cấp phần mềm tự in chứng từ; tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn, chứng từ điện tử.
- Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế (bao gồm cả Chi cục Thuế khu vực).
- Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn và chứng từ.
Đối tượng áp dụng của một văn bản được hiểu là giới hạn những “ai” được/phải thực hiện theo văn bản này. Những người nằm ngoài đối tượng áp dụng được liệt kê tại văn bản có thể vận dụng, tham khảo nhưng không bị ràng buộc trách nhiệm phải thực hiện theo văn bản.
Như vậy các đối tượng được liệt kê trên điều 2 nghị định 123/2020/NĐ-CP như trên sẽ bắt buộc phải chịu sự điều chỉnh của nghị định này. Ngoài các đối tượng trên, việc áp dụng hay không là không bắt buộc.
Ngoài ra đối tượng áp dụng thường đi kèm với phạm vi điều chỉnh. Phạm vi điều chỉnh của một văn bản có thể hiểu là giới hạn mối quan hệ, sự vật, sự việc mà văn bản đó điều chỉnh. Vậy nên, để xác định một cách chính xác xem bạn có phải thuộc đối tượng điều chỉnh của nghị định 123/2020/NĐ-CP hay không thì ngoài việc đọc điều 2 nghị định 123/2020/NĐ-CP bạn đọc cần xem cả phạm vi điều chỉnh của nghị định, cụ thể:
Nghị định này quy định việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ.
Xem thêm: Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Trên đây là một số thông tin về điều 2 nghị định 123/2020/NĐ-CP. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ của ACC vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau: Website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận