Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của người khởi kiện. Tuy nhiên, khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự được hiểu như thế nào? Sau đây, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn xin mời quý bạn đọc cùng nghiên cứu Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
1. Quy định pháp luật
Điều 194. Khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
5. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
7. Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quy định tại khoản 6 Điều này có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.
2. Phân tích quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Theo quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
Tiến trình giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
Bước 1: Phân công Thẩm phán khác xem xét, giải quyết
Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
Bước 2: Mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại; trường hợp đương sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
Bước 3: Thẩm phán ra quyết định
Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và đương sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Bước 4: Khiếu nại, kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
Bước 5: Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp ra quyết định.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có hiệu lực thi hành và được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
Trường hợp có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quy định tại khoản 6 Điều này có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại của đương sự, kiến nghị của Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.
3. Phân tích quy định tại khoản 4 Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Khoản 4 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, khi mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
Căn cứ vào quy định trên, khi Tòa án tiến hành mở phiên họp giải quyết khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện thì căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả đơn khởi kiện và ý kiến của Viện Kiểm sát sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
– Một là: Việc khiếu nại của đương sự là không đúng pháp luật, việc Tòa án trả đơn là có căn cứ. Tòa án sẽ ra thông báo cho đương sự và Viện Kiểm sát cùng cấp biết việc giữ nguyên quyết định trả lại đơn khởi kiện.
– Hai là: Việc khiếu nại của đương sự là có căn cứ để chấp nhận, việc trả lại đơn của Tòa án là chưa phù hợp. Tòa án sẽ nhận lại đơn khởi kiện, chứng cứ kèm theo và ra thông báo thụ lý theo đúng quy trình tố tụng dân sự.
4. Vướng mắc trong công tác áp dụng pháp luật
trong quá trình áp dụng Điều 194 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 để giải quyết khiếu nại cho đương sự trên địa bàn huyện Phú Tân gặp phải trường hợp vướng mắc như sau:
“Ngày 29/6/2016, Tòa án nhân dân huyện Phú Tân ra Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 42/2016/TB-TA, không thụ lý đơn khởi kiện của ông Nguyễn Văn L với lý do: Thời hạn bổ sung thêm chứng cứ theo Thông báo số 23/2016/TB-TA ngày 16/5/2016 của Tòa án nhân dân huyện đã hết nhưng ông L vẫn không bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của ông. Không đồng ý với nội dung thông báo, ngày 11/7/2016, ông Nguyễn Văn L có đơn khiếu nại gửi đến Tòa án nhân dân huyện Phú Tân, khiếu nại thông báo trả lại đơn khởi kiện trên. Ngày 14/7/2016, Tòa án ra thông báo số 16/2016/TB-TA, thụ lý đơn khiếu nại và Thông báo mở phiên họp giải quyết khiếu nại trả lại đơn khởi kiện số 01/2016/TB-TA ngày 14/7/2016 đúng theo quy định của Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đồng thời thông báo cho Viện Kiểm sát huyện Phú Tân tham gia phiên họp. Tuy nhiên, đến ngày 26/7/2016, tại phiên họp xét giải quyết khiếu nại, ông Nguyễn Văn L đã rút đơn khiếu nại do vẫn chưa thu thập đủ chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.”
Như vậy, vấn đề được đặt ra là: Tại phiên họp xét giải quyết khiếu nại, đương sự rút yêu cầu khiếu nại thì Toà án phải thực hiện như thế nào, ra thông báo hay quyết định gì để giải quyết vụ việc thì luật cũng như văn bản dưới luật chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể.
Do đó, để việc nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất, đảm bảo đúng quy định, cần phải có văn bản hướng dẫn trường hợp nêu trên.
Như vậy, Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp những kiến thức cơ bản cho quý bạn đọc về Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích, giải đáp được những thắc mắc của độc giả liên quan đến vấn đề này.
Nội dung bài viết:
Bình luận