Những điểm mới nổi bật tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư

Vào ngày 26/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư, nghị định này có nhiều nội dung mới. Để tìm hiểu kỹ hơn về các điểm mới trong Nghị định này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:

Nghị định 1

1. Nghị định là gì?

Nghị định là một loại văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, chủ yếu được Chính phủ sử dụng với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Nghị định dùng để: quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh,quyết định của Chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập...

2. Các điểm mới của Nghị định 31/2021/NĐ-CP

1. Bổ sung danh mục hạn chế về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Đây là điểm mới nội bật tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP so với những quy định trước đây. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài chính thức được công bố, ban hành, cụ thể như sau:

- Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong 25 ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường theo quy định tại Mục A Phụ lục I ban hành kèm Nghị định này: Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại,…

- Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài gồm 59 đầu mục. Nếu chọn đầu tư vào các ngành, nghề ngoài 84 ngành nghề này (bao gồm ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện và ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường như điểm a nêu trên), nhà đầu tư nước ngoài sẽ được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như đối với quy định đầu tư trong nước.

2. Bổ sung đối tương thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư

Nghị định 31/2021/ND-CP cũng đã bổ sung thêm nhiều đối tượng thuộc nghề ưu đãi đầu tư gồm:

- Đầu tư nghiên cứu, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học sử dụng làm thực phẩm.

- Sản xuất sản phẩm đồ gỗ; sản xuất ván nhân tạo, gồm: ván dán, ván ghép thanh, ván MDF.

- Đầu tư phát triển và vận hành, quản lý công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.

- Đầu tư cơ sở hỗ trợ phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng đối với người bán dâm.

- Đầu tư tận dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường…

Hiện tại, số ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định mới là: Khoa học công nghệ, điện tử, cơ khí, sản xuất vật liệu, công nghệ thông tin (20 ngành, nghề);  Nông nghiệp (11 ngành, nghề);  Bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng (23 ngành, nghề); Giáo dục, văn hóa, xã hội, thể thao, y tế (09 ngành, nghề); Ngành, nghề khác (04 ngành, nghề).

3. Thay đổi và hợp nhất danh mục các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn

Nghị định 31 đã liệt kê cụ thể danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định.

4. Bổ sung điều kiện đối với đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư

Theo điểm c khoản 4 Điều 19 Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì dự án đầu tư sử dụng người lao động khuyết tật phải từ 30% số lao động thường xuyên bình quân hằng năm trở lên mới được hưởng ưu đãi đầu tư.

Đối với Chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa được hưởng ưu đãi đầu tư khi đáp ứng các điều kiện:

- Có ít nhất 80% số doanh nghiệp tham gia là doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Có ít nhất 10 địa điểm phân phối hàng hoá đến người tiêu dùng;

- Tối thiểu 50% doanh thu của chuỗi được tạo ra bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia trong chuỗi.

5. Quy định về thời gian ngừng dự án đầu tư

Điều 56 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, quy định về thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư như sau: Điều kiện về tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không quá 12 tháng. Trong trường hợp quá thời hạn kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư chấm dứt hoặc chấm dứt một phần hoạt động của dự án đầu tư đó.

Đối với trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thì thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư được xác định theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài hoặc theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.

6. Bổ sung thêm trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư

Theo đó, nghị định 31 đã bổ sung thêm trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư là:

- Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trên cơ sở giao dịch dân sự giả tạo theo quy định của pháp luật về dân sự.

- Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung về "Những điểm mới nổi bật tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư” mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi, hãy liên hệ ngay với Công ty Luật ACC, chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp một cách tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (680 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo