Dịch vụ tư vấn về đầu tư (trực tiếp và gián tiếp) (Cập nhật 2024)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và gián tiếp là hai hình thức thu hút vốn đầu tư quốc tế nhằm đánh thức các nguồn lực trong nước vận động đồng thời bảo toàn và sinh lợi cho chủ sở hữu vốn. Vậy đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài là gì? Các quy định liên quan đến đầu tư trực tiếp và gián tiếp?

Dịch vụ tư vấn về đầu tư (trực tiếp và gián tiếp)
Dịch vụ tư vấn về đầu tư (trực tiếp và gián tiếp)

1. Đầu tư nước ngoài là gì?

Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân của một quốc gia đưa vốn dưới các hình thức khác nhau vào một quốc gia khác để tiến hành các hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Đầu tư nước ngoài được thực hiện dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Đầu tư nước ngoài có tác dụng mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài, tranh thủ vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí kinh tế tiên tiến của nước ngoài để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước.

>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Giấy chứng nhận đầu tư nước ngoài.

2. Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là gì?

2.1.  Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Các hình thức đầu tư trực tiếp theo Luật đầu tư năm 2020 của Việt Nam bao gồm các hình thức sau:

+ Thành lập các tổ chức kinh tế;

+ Thực hiện dự án đầu tư;

+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC;

+ Mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

* Cách thức đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được thực hiện trong các nền kinh tế mở cung cấp lực lượng lao động lành nghề và triển vọng tăng trưởng trên trung bình cho nhà đầu tư, trái ngược với các nền kinh tế được kiểm soát chặt chẽ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thường liên quan đến nhiều hơn là chỉ đầu tư vốn.

* Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Đầu tư trực tiếp theo chiều ngang đề cập đến nhà đầu tư thiết lập cùng loại hình hoạt động kinh doanh ở nước ngoài khi nó hoạt động ở nước sở tại, ví dụ, nhà cung cấp điện thoại di động có trụ sở tại Hoa Kỳ mở cửa hàng tại Trung Quốc.
- Đầu tư theo chiều dọc là một trong đó các hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng có liên quan từ hoạt động kinh doanh chính của nhà đầu tư được thành lập hoặc mua lại ở nước ngoài, chẳng hạn như khi một công ty sản xuất quan tâm đến một công ty nước ngoài cung cấp các bộ phận hoặc nguyên liệu cần thiết cho công ty sản xuất để làm cho sản phẩm của mình.
- Một loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài là một công ty mà một công ty hoặc cá nhân đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp không liên quan đến hoạt động kinh doanh hiện tại của họ ở nước sở tại. Vì loại hình đầu tư này liên quan đến việc tham gia vào một ngành mà nhà đầu tư không có kinh nghiệm trước đó, nên nó thường có hình thức liên doanh với một công ty nước ngoài đã hoạt động trong ngành.

2.2.  Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư gián tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình kiểm soát, thực hiện dự án đầu tư. Các hình thức đầu tư gián tiếp theo Luật đầu tư năm 2020 bao gồm các hình thức: đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần góp vốn (Không bao gồm trường hợp mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh).

* Các hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam

Các hình thức đầu tư gián tiếp tại Việt Nam được quy định như sau:

- Được tiến hành góp vốn, mua cổ phần trong các công ty Việt Nam chưa được niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán, khi tham gia đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư không được trực tiếp quản lý doanh nghiệp.

- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam đã niêm yết trên thị trường chứng khoán và thị trường đăng ký giao dịch (UPCOM).

- Được quyền mua bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

- Mua bán các loại giấy tờ có giá trị ngang với tiền Việt Nam đồng, loại giấy tờ này được phát hành hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

- Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong các quỹ đầu tư hoạt động theo quy định pháp luật.

- Thông qua các công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư bằng hình thức ủy thác bằng Việt Nam đồng.

- Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài được tiến hành thực hiện các hình thức đầu tư gián tiếp theo quy định pháp luật.

* Nguyên tắc chung khi đầu tư gián tiếp

So với hình thức đầu tư trực tiếp, nguyên tắc của hình thức này đơn giản hơn hẳn. Cụ thể như sau:

- Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư phải thực hiện bằng đồng Việt Nam và thông qua một tài khoản ngân hàng theo quy định.

- Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư gián tiếp theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-NHNN.

- Theo quy định, nhà đầu tư chỉ được chuyển đúng số tiền đầu tư đã cam kết. Số tiền đầu tư khi chuyển vào tài khoản ngân hàng là tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền tiết kiệm tại các chi nhánh, tổ chức tín dụng ngoài Việt Nam. Hình thức đầu tư gián tiếp phù hợp với các dự án có quy mô vừa và nhỏ, vì không thành lập công ty nên thủ tục đầu tư khá đơn giản và nhanh chóng. 

3. Điểm giống nhau giữa hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài

+ Đều đơn thuần là hợp đồng đầu tư vốn ra nước ngoài, FDI và FPI xuất hiện do nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Đều nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho nhà đầu tư. Lợi nhuận của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư. Do đó, tình hình hoạt động của doanh nghiệp là mối quan tâm chung của cả hai hình thức đầu tư này.

+ Đều chịu sự điều chỉnh của nhiều luật lệ khác nhau. Mặc dù các hoạt động này chịu ảnh hưởng lớn từ luật pháp nước tiếp nhận đầu tư, nhưng trên thực tế vẫn bị điều chỉnh bởi các điều ước, thông lệ quốc tế và luật của bên tham gia đầu tư.

>>> Để hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, mời các bạn xem thêm bài viết tại đây: Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài.

4. Điểm khác nhau giữa hai hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp Đầu tư gián tiếp
Khái niệm Là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tự trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng  phần vốn góp của mình trong hoạt động đầu tư kinh doanh Là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư, nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình thực hiện hoạt động đầu tư hoặc kinh doanh
Hình thức - Thành lập tổ chức kinh tế; - Thực hiện dự án đầu tư; - Theo hợp đồng BBC; - Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp Đầu tư cổ phần, mua cổ phần, phần vốn góp
Quyền kiểm soát Nắm quyền quản lý, kiểm soát trực tiếp. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi Mua chứng khoán và không nắm quyền kiểm soát trực tiếp. Bên tiếp nhận đầu tư (vốn) có toàn quyền chủ động trong kinh doanh
Phương tiện đầu tư Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tùy theo từng nước; thường là < 10%
Xu hướng đầu tư Hướng đầu tư từ nước phát triển sang nước đang phát triển Hướng đầu tưừ các nước phát triển với nhau hoặc đang phát triển hơn là luân chuyển các nước kém phát triển
Rủi ro và lợi nhuận Rủi ro theo tỉ lệ vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ phải chịu phần rủi ro mà mình đã đầu tư vào doanh nghiệp. Lợi nhuận thu được theo lợi nhuận của công ty và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn,  nhà đầu tư sẽ được hưởng và chia theo tỉ lệ phần góp của mình Rủi ro ít, bên nhận đầu tư sẽ phải gánh chịu rủi ro. Lợi nhuận thu được chia theo cổ tức hoặc việc bán Chứng khoán thu chênh lệch
Thủ tục đầu tư Nhà đầu tư phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải thực hiện các thủ tục thành lập tổ chức kinh tế sau đó mới thực hiện góp vốn Nhà đầu tư tiến hành góp vốn và thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế
Đăng ký góp vốn Không có quy định Nhà đầu tư thuộc Khoản 2 Điều 26 Luật đầu tư 2020 phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn

5. Giao dịch vốn của các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam được quy định thế nào?

Tại Điều 11 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) và Điều 12 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013) có quy định về các giao dịch vốn của các hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam như sau:

* Đối với hình thức đầu tư trực tiếp:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một tổ chức tín dụng được phép. Việc góp vốn đầu tư, việc chuyển vốn đầu tư gốc, lợi nhuận và các khoản thu hợp pháp khác phải thực hiện thông qua tài khoản này.

- Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư, chuyển ra nước ngoài. Trường hợp nguồn thu nói trên là đồng Việt Nam muốn chuyển ra nước ngoài thì được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.

- Các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

* Đối với hình thức đầu tư gián tiếp:

- Nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú phải mở tài khoản đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư gián tiếp bằng ngoại tệ phải được chuyển sang đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư thông qua tài khoản này.

- Các nguồn thu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài là người không cư trú từ hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam được sử dụng để tái đầu tư hoặc mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư gián tiếp và các giao dịch chuyển vốn hợp pháp khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.

>>> Để tìm hiểu thêm về Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mời bạn tham khảo bài viết: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

6. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào Việt Nam mở tài khoản vốn đầu tư thế nào?

Về việc mở tài khoản vốn đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 70/2014/NĐ-CP như sau:

Mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp

1. Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại 01 (một) tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.

2. Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để thực hiện các giao dịch thu chi hợp pháp bằng đồng Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết việc mở và sử dụng các tài khoản vốn đầu tư trực tiếp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Còn đối với tài khoản vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài thì được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 05/2014/TT-NHNN như sau:

Mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp

1. Khi thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải mở một (01) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một (01) ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu chi được phép theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đang mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép nhưng có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp tại một ngân hàng được phép khác, nhà đầu tư nước ngoài phải đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới. Thủ tục mở, đóng tài khoản vốn đầu tư gián tiếp được thực hiện theo quy định của ngân hàng được phép.

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các giao dịch thu chi trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp mới mở theo quy định nêu trên sau khi đã đóng và tất toán tài khoản vốn đầu tư gián tiếp đã mở trước đây.

7. Dịch vụ tư vấn về đầu tư (trực tiếp và gián tiếp) tại Luật ACC

ACC là một trong những công ty đứng đầu cả nước về tư vấn Dịch vụ tư vấn về đầu tư (trực tiếp và gián tiếp). Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong việc tư vấn và hỗ trợ dịch vụ trọn gói từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi trao kết quả cho Qúy khách. Đến với ACC, Khách hàng sẽ được những lợi ích:

+ Chi phí hợp lý, nhanh chóng, gọn lẹ;

+ Tư vấn đầy đủ, cụ thể về các vấn đề liên quan;

+ Tiếp thu các trường hợp của Qúy khách, phân tích vấn đề và đưa phương án xử lý tốt nhất, giúp khách hàng có những trải nghiệm về dịch vụ tốt hơn;

+ Hỗ trợ khách các thủ tục, giấy tờ liên quan khác.

8. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn về đầu tư (trực tiếp và gián tiếp) tại Luật ACC

           Chúng tôi là doanh nghiệp được cấp phép theo quy định của pháp luật

·         Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, đặc biệt cung cấp dịch vụ tư vấn về đầu tư (trực tiếp và gián tiếp)

·         Cam kết xử lý hồ sơ nhanh chóng, chính xác với giá cả hợp lý.

·         Luôn thông báo, cập nhật tiến độ cho khách hàng nhằm giúp khách hàng nắm bắt tình hình của doanh nghiệp.

·         Cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sai sót.

9. Câu hỏi thường gặp

Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài?

Bao gồm: mua cổ phần; cổ phiếu; trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia theo qui định pháp luật về chứng khoán; và các pháp luật khác có liên quan.

Đầu tư gián tiếp là gì?

Đầu tư gián tiếp là hình thức mà các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư nhưng không nắm quyền quản lý, kiểm soát và sử dụng phần vốn góp của mình mà thông qua một bên thứ ba giúp mình kiểm soát, thực hiện dự án đầu tư.

Tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài đến bên chủ đầu tư?

Lợi nhuận tương đối ổn định. Có thể hạn chế rủi ro khi phân tán vốn đầu tư tại nhiều dự án khác nhau

Các hình thức đầu tư trực tiếp?

Theo Luật đầu tư năm 2020 của Việt Nam bao gồm các hình thức sau:
- Thành lập các tổ chức kinh tế;
- Thực hiện dự án đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC;
- Mua cổ phần, phần vốn góp mà theo đó nhà đầu tư có quyền trong hoạt động đầu tư kinh doanh.
 
Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về Dịch vụ tư vấn về đầu tư (trực tiếp và gián tiếp)Nếu có những thắc mắc hay câu hỏi cần giải đáp liên quan đến các vấn đề pháp lý nói chung hay việc đầu tư nước ngoài nói riêng, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo