Dịch Vụ Soạn Thảo Đơn Khởi Kiện Chia Di Sản Thừa Kế 2020

Trong thời gian gần đât, ACC nhận được rất nhiều câu hỏi đến từ các cá nhân liên quan đến việc soạn thảo đơn khởi kiện chia di sản thừa kế, do đó tại bài viết này ACC sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin liên quan đến vấn đề di sản thừa kế và cách soạn thảo đơn yêu cầu chia di sản thừa kế nhé!

Dịch Vụ Soạn Thảo Đơn Khởi Kiện Chia Di Sản Thừa Kế
Dịch Vụ Soạn Thảo Đơn Khởi Kiện Chia Di Sản Thừa Kế

1. Những thuật ngữ cần hiểu về di sản thừa kế

  • Di sản thừa kế là gì? Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho người còn sống. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Di sản thừa kế có thể là hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
  • Thời điểm mở thừa kế: Thời điểm mở di sản thừa kế được xác định là thời điểm người để lại di sản chết. Trong trường hợp, người được Tòa án tuyên bố đã chết thì thời điểm mở di sản thừa kế chính là thời điểm Toàn án ra tuyên bố đó.
  • Nếu người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo di chúc. Trong trường hợp người để lại di sản không để lại di chúc thì tài sản đó được chia theo pháp luật.
  • Người được hưởng thừa kế:
    • Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc: thì người được chia di sản theo nội dung di chúc nếu thỏa mãn điều kiện Điều 613 BLDS 2015 thì có thể trở thành người thừa kế.
    • Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật: người thừa kế được xác định theo hàng thừa kế:
    • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Note: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

>> Tham khảo dịch vụ tư vấn thừa kế theo pháp luật uy tín - trọn gói 2022 của ACC.

2. Nội dung đơn khởi kiện chia di sản thừa kế

Nội dung đơn khởi kiện chia thừa kế bao gồm những nội dung tương tự như một đơn khởi kiện thông thường được quy định tại (khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), cụ thể như sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên Tòa ánnhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện. Trường hơp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc cuối cùng của người bị kiện.
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, những vấn đề cụ thể yêu cầu tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Họ, tên địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

3. Cách viết đơn khởi kiện chia thừa kế

Bước 1: Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện

(ví dụ như: Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …)

Bước 2: Ghi tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  • Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết rất quan trọng nhằm tránh trường hợp bị trả lại đơn và đơn được giải quyết nhanh hơn.
  • Tranh chấp thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân được quy định tại (khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
  • Người khởi kiện cần ghi đúng tên tòa án giải quyết. Nếu là tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ tòa án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ tòa án nhân dân cấp tỉnh nào.

Bước 3: Ghi thông tin người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có).

Cụ thể là:

  • Họ và tên
  • Ngày, tháng, năm sinh
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân
  • Địa chỉ cư trú
  • Số điện thoại

Bước 4: Nội dung khởi kiện

  • Trình bày lại sự việc dẫn đến tranh chấp thừa kế (tài sảnthừa kế là gì, do ai để lại, có di chúc hay không, lý do dẫn đến tranh chấp, …)
  • Quyền lợi của người khởi kiện bị xâm phạm như thế nào

Bước 5: Yêu cầu khởi kiện (yêu cầu phân chia di sản theo đúng quy định của pháp luật)

Trong nhiều trường hợp, khi phát sinh tranh chấp thừa kế về di chúc người khởi kiện có quyền yêu cầu hủy bỏ di chúc.

Bước 6: Danh mục tài liệu chứng cứ

Về danh mục chứng cứ là những văn bản, hình ảnh chứng minh yêu cầu của bạn là có căn cứ như: trong trường hợp có di chúc thì bạn nộp đơn kèm theo di chúc, sổ hộ khẩu để xác định được những người hưởng thừa kế, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, …. Bạn nên nộp bản photo có chứng thực hoặc bản photo sau đó cầm theo bản gốc để phía tòa đối chiếu.

Nếu có bất kỳ băn khoăn gì liên quan đến Dịch vụ soạn thảo đơn khởi kiện chia di sản thừa kế 2020, hãy liên hệ với ACC để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và tốt nhất nhé. Các kênh thông tin có thể liên hệ với ACC tại:

Thông qua hình thức Trực tuyến

  1. Hotline 090.992.8884
  2. ĐT Văn Phòng 028.77700888
  3. Kết nối Zalo 090.992.8884
  4. Mail: [email protected]

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (490 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo