Bạn đã biết về Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 2 tại Đà Nẵng ở đâu chưa ? Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây nhé !
Lý lịch tư pháp
1. Định nghĩa về lý lịch tư pháp
Cụ thể, Theo quy định chi tiết tại Khoản 1, khoản 4 Điều 2; khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy đinh như sau :
- Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
- Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích;
Bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
- Phiếu lý lịch tư pháp gồm 02 loại:
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009);
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
2. Những đối tượng quản lý lý lịch tư pháp là như thế nào ?
Căn cứ theo quy định chi tiết tạu Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau:
- Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
3. Quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Căn cứ theo quy định chi tiết Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2007 quy định quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Nội dung trong Phiếu lý lịch tư pháp là gì ?
a. Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Cụ thể theo quy định chi tiết tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định như sau :
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.
b. Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Cụ thể theo quy định chi tiết tại Điều 42 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định chi tiết như sau :
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;
+ Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.
- Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:
+ Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;
+ Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
5. Những trường hợp được cấp phiếu lý lịch tư pháp Đà Nẵng?
Căn cứ theo quy định của Luật lý lịch tư pháp thì công dân Việt Nam và người nước ngoài xin cấp lý lịch tư pháp số 1 hay số 2 được thực hiện thủ tục tại Đà Nẵng thì phải thuộc những trường hợp sau:
- Công dân có hộ khẩu tại Đà Nẵng;
- Công dân Nước Ngoài hiện tạm trú và làm việc tại doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh tại Đà Nẵng;
- Người dân ngoại tỉnh trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác theo đúng quy định.
6. Xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Đà Nẵng ở đâu ?
Trước khi tìm hiểu về thời gian chờ nhận phiếu lý lịch tư pháp Đà Nẵng thì bạn cần phải nắm rõ cơ quan có thẩm quyền theo dõi và cấp lý lịch tư pháp tại Đà Nẵng cho công dân Việt Nam và người nước ngoài.
Căn cứ Theo quy định chi tiết tại Điều 44 Luật lý lịch tư pháp quy định cụ thể về 2 cơ quan có thẩm quyền cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam gồm:
a. Sở Tư Pháp các tỉnh, thành phố
Trong trường hợp là công dân có hộ khẩu thường trú tại Đà Nẵng và người nước ngoài có tạm trú thì xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư Pháp Đà Nẵng
- Địa chỉ: Tầng 11, số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, Đà Nẵng, tòa nhà Trung tâm Hành chính.
- Điện thoại: 02363.540.777
- Giờ làm việc: Sáng 08:00 – 11:30; chiều từ 01:30 – 04:30
- Ngày làm việc: Từ thứ 2 tới thứ 6, nghỉ thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ, tết.
b. Trung Tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – Bộ tư pháp
Đối với công dân có hộ khẩu Đà Nẵng, hoặc không có hộ khẩu, người nước ngoài, người ngoại tỉnh có thể nộp hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
- Địa chỉ: Số 9 Trần Vỹ, Ba Đình, Hà Nội.
- Ngày làm việc: Từ thứ 2 tới thứ 6, nghỉ thứ bảy, chủ nhật và ngày nghỉ lễ, tết.
c. Thời gian chờ cấp lý lịch tư pháp tại Đà Nẵng là thời gian nào ?
Theo quy định chung của cơ quan tư pháp thì thời gian xin chờ cấp phiếu lý lịch tư pháp thường từ 10 – 15 ngày nếu không phải xác minh thông tin liên quan đến nhiều đơn vị và tỉnh thành khác liên quan đến công dân. Đôi khi có thể lâu hơn với thời gian không xác định tùy vào việc xác minh thông tin của công dân.
Bên cạnh đó, trong trường hợp khách quan vì nhiều lý do như hồ sơ chưa hợp lệ, hồ sơ khó, cần bổ sung giấy tờ hoặc do nhu cầu xin cấp lý lịch tư pháp nhiều, lượng hồ sơ nộp đến cơ quan thẩm quyền mỗi ngày nhiều hơn, dẫn đến thời gian chờ cấp phiếu có thể sẽ kéo dài lâu hơn so với quy định chung.
7. Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 2 tại Đà Nẵng
Dịch vụ visa Việt Uy Tín hỗ trợ người dân ở Đà Nẵng và người nước ngoài làm nhanh lý lịch tư pháp mang đến những thuận tiện cho quý khách hàng như:
- Gửi hồ sơ online, khách hàng không cần đi lại khỏi chỗ ở;
- Thay khách hàng hoàn thiện hồ sơ và nộp lên cơ quan thẩm quyền;
- Chi phí tiết kiệm, cùng nhiều ưu đãi đặc biệt;
- Rút ngắn thời gian làm lý lịch tư pháp tối đa theo yêu cầu;
- Giao kết quả đến tận tay khách hàng ở bất kỳ nơi đâu;
- Hỗ trợ khách hàng nhiệt tình 24/7 qua số Hotline 1900 633 303.
Trên đây là những nội dung về Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 2 tại Đà Nẵng do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !
Nội dung bài viết:
Bình luận