Dịch vụ kiểm toán tại TPHCM trọn gói, uy tín (Cập nhật 2024)

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất ở Việt Nam, nơi thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Đi kèm theo sự phát triển của nền kinh tế chính là sự phát triển của các dịch vụ kiểm toán, dịch vụ thuế, kế toán… Và Công ty Luật ACC đã và đang trở thành một trong những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán uy tín tại TP.HCM. Bài viết này sẽ giới thiệu rõ hơn về dịch vụ kiểm toán  tại TP.HCM của Công ty Luật ACC.

Dịch vụ kiểm toán<br />
tại TP.HCM
Dịch vụ kiểm toán
tại TP.HCM

1. Kiểm toán là gì?

Trước khi tìm hiểu về dịch vụ kiểm toán tại TP.HCM của Công ty Luật ACC thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem kiểm toán là gì và những nội dung liên quan đến kiểm toán nhé.

- Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhưng định nghĩa hiện được chấp nhận rộng rãi là theo tác giả Alvin A.Aen và James K.Loebbecke đã nêu một định nghĩa chung về kiểm toán như sau: “ Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được tiết lập”.

- Hay theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về kiểm toán báo cáo tài chính”.

- Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

- Kiểm toán hướng đến các đối tượng có thể là báo cáo tài chính, quyết toán thuế của doanh nghiệp; tổ chức; quyết toán ngân sách của các cơ quan nhà nước. Kết quả kiểm toán sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá độ tin cậy của các thông tin này.

2. Phân loại kiểm toán.

2.1. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán.

Nếu phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán thì kiểm toán chia làm 3 loại như sau:

- Kiểm toán độc lập.

  • Theo Luật kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 ban hành ngày 29/03/2011 như sau: “ Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.”
  • Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu, nó làm gia tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế.

- Kiểm toán nhà nước.

  • Theo khoản 5 điều 3 của luật kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24/06/2015 nêu rõ: “ Kiểm toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”.
  • Kiểm toán nhà nước là công vụ quản lý của nhà nước về hoạt động chi tiêu ngân sách, giúp nhà nước nắm bắt và củng cố, điều hành hoạt động đơn vị, tổ chức trong công việc tuân thủ pháp luật.

- Kiểm toán nội bộ.

  • Theo Hiệp hội KTV nội bộ (IIA) nêu định nghĩa về kiểm toán nội bộ là hoạt động bảo đảm tư vấn mang tính độc lập khách quan, nó được thiết lập nhằm tăng thêm giá trị và cải thiện cho các hoạt động của tổ chức. Kiểm toán nội bộ giúp cho tổ chức hoàn thành mục tiêu thông qua việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện tính hiện hữu trong việc quản lý rủi ro, kiểm soát và các quá trình quản trị.
  • Theo luật kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 thì: “ Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hiện hữu của kiểm soát nội bộ”.
  • Kiểm toán nội bộ là một bộ phận chức năng bên trong đơn vị, hoạt động dưới sự chỉ đạo của cấp cao nhất trong đơn vị. Với đặc thù của công việc, kiểm toán nội bộ cần phải hoạt động độc lập cả về chuyên môn lẫn kinh tế đối với các phòng ban trong đơn vị.

2.2. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể.

Nếu phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể thì kiểm toán chia làm 3 loại như sau:

- Kiểm toán tài chính.

  • Theo luật kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13 thì: “ Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.”
  • Trong khi đó theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 (VSA 200) thì: “ Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không”.

- Kiểm toán tuân thủ.

  • Theo Điều 32 – Luật kiểm toán nhà nước số 81/20155/QH13 thì kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.
  • Đối với loại hình kiểm toán tuân thủ, các tiêu chuẩn, chuẩn mực đánh giá thông tin ở đó chính là các chuẩn mực, các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành và những nội quy, quy định, hợp đồng tại các đơn vị. Vì lý do đối tượng kiểm toán tuân thủ đa dạng nên kiểm toán tuân thủ không có chuẩn mực chung mà nó phụ thuộc vào từng hoạt động kiểm toán để xác định các chuẩn mực liên quan.

- Kiểm toán hoạt động.

  • Theo Điều 32 – Luật kiểm toán nhà nước số 81/20155/QH13 thì: “ Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán đề đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài sản tại các đơn vị được kiểm toán”.
  • Trong quá trình thực hiện một cuộc kiểm toán, ở giai đoạn cuối cùng của kiểm toán hoạt động, kiểm toán viên sẽ trình bày ý kiến nhằm hoàn thiện hoạt động được kiểm toán của đơn vị.

3. Công việc của kiểm toán là gì?

Công việc của một kiểm toán viên cần phải đảm nhận như sau:

- Lập kế hoạch kiểm toán: dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu, giới hạn và nguồn tài liệu đã thu thập được, nhân viên kiểm toán sẽ lên kế hoạch cần thực hiện theo tuần, tháng, năm… để hoàn thành các nhiệm vụ.

- Xây dựng quy trình kiểm toán: thiết lập số lượng, thứ tự các bước kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc quá trình kiểm toán.

- Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán như cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic, kiểm kê, điều tra, trắc nghiệm…phục vụ công tác kiểm toán.

- Ghi chép các phát hiện, nhận định về các nghiệp vụ, con số, các sự kiện… để tích lũy bằng chứng khách quan cho kết luận kiểm toán mà mình đưa ra.

- Lập báo cáo, đưa ra những kết luận khái quát về báo cáo tài chính thu thập được từ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.

- Tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua việc chỉ ra các sai sót và gợi mở các biện pháp để khắc phục, giúp các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động hiệu quả hơn.

4. Quy trình thực hiện kiểm toán.

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro và biện pháp xử lý.

- Kế hoạch kiểm toán bao gồm thời gian dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải đầy đủ, chi tiết đầy đủ và mang tính tiên quyết.

- Kiểm toán viên thu thập các tài liệu chứa thông tin cụ thể tình hình tài chính nội bộ doanh nghiệp. Việc làm này nhằm xác định và đánh giá rủi ro liệu có sai sót hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính và cấp độ cơ sở dẫn liệu. Từ đó cung cấp cơ sở cho việc dựng lên kế hoạch và thực hiện các biện pháp xử lý đối với rủi ro đã được đánh giá.

Bước 2: Tiến hành kiểm toán.

- Kiểm toán viên tại đơn vị sẽ sử dụng các phương pháp thích hợp để thu thập bằng chứng kiểm toán. Điều này nhằm để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính dựa trên bằng chứng kiểm toán. Đây là giai đoạn các kiểm toán viên thực hiện thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết.

Bước 3: Tổng hợp, kết luận và tổng hợp ý kiến kiểm toán.

- Cuối cùng, kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Các kết luận này được ghi lại ở báo cáo hoặc biên bản ghi nhớ kiểm toán. Việc đưa ra những ý kiến chính xác đòi hỏi mỗi kiểm toán viên phải tiến hành các công việc cụ thể như: xem xét các khoản nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị. Tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc…

- Đến giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ tổng kết tất cả kết quả, lập nên báo cáo kiểm toán. Không dừng lại ở đó, họ còn phải chịu trách nhiệm giải quyết các sự kiện phát sinh sau khi lập báo cáo kiểm toán. Tùy theo kết quả, các kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến khác nhau.

5. Dịch vụ kiểm toán tại TP.HCM của Công ty Luật ACC.

Các dịch vụ kiểm toán tại TP.HCM mà Công ty Luật ACC gồm những các dịch vụ sau:

- Các dịch vụ kiểm toán bao gồm:

  • Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính.
  • Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế và quyết toán thuế.
  • Dịch vụ kiểm toán hoạt động.
  • Dịch vụ kiểm toán nội bộ.
  • Dịch vụ kiểm toán tuân thủ.
  • Dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán đầu tư hoàn thành.
  • Dịch vụ kiểm toán quyết toán dự án.
  • Dịch vụ kiểm toán độc lập.

- Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính, thông tin tài chính, dịch vụ bảo đảm khác.

- Dịch vụ khác:

  • Tư vấn kinh tế tài chính, thuế.
  • Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
  • Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị của doanh nghiệp.
  • Dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
  • Thẩm định giá tài sản và đánh giá rủi ro kinh doanh.
  • Dịch vụ bồi dưỡng kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán.
  • Dịch vụ liên quan khác về tài chính, kế toán, thuế theo quy định pháp luật.

6. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ kiểm toán tại TP.HCM của Công ty Luật ACC.

Khi sử dụng dịch vụ kiểm toán tại TP.HCM của Công ty Luật ACC quý khách hàng sẽ có được những lợi ích như sau:

- Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính.

Với dịch vụ kiểm toán uy tín, chuyên nghiệp của Công ty Luật ACC. Các khách hàng sẽ yên tâm về chất lượng báo cáo tài khi cung cấp ra bên ngoài.

- Tiết kiệm được chi phí.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ kiểm toán sẽ được đề xuất phù hợp nhất với tình hình thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Dịch vụ kiểm toán tại TP.HCM của Công ty Luật ACC sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nghĩa vụ thuế phải nộp.

- Làm việc với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm.

Công ty Luật ACC có đội ngũ chuyên gia tư vấn, kiểm toán viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn tốt, luôn cập nhật kịp thời những thay đổi, bổ sung của pháp luật để đảm bảo lợi ích của khách hàng. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi đã hoạt động được rất nhiều năm và tư vấn cho các loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Các vấn đề phát sinh được xử lý theo hướng đơn giản và hiệu quả nhất dựa trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

- Luôn hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng 24/7.

- Chúng tôi luôn đảm bảo bảo mật tuyệt đối thông tin cho khách hàng.

7. Những câu hỏi thường gặp

Để thành lập công ty kiểm toán thì cần những điều kiện gì?

  • Công ty kiểm toán phải có tối thiểu 05 kiểm toán viên chuyên nghiệp; những chuyên gia thực sự trong lĩnh vực kiểm toán khi hành nghề kiểm toán tối thiểu 03 năm và vượt qua kì thi kiểm toán viên cấp quốc gia. 
  • Các công ty cung cấp dịch vụ trong ngành kiểm toán cần có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận, cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kế toán kiểm toán.
  • Vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng.

Tính bảo mật của kiểm toán nội bộ?

Kiểm toán nội bộ phải bảo mật thông tin có được khi thực hiện kiểm toán, không được để rò rỉ hay tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên khác.

Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ?

- Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán.

- Có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo

- Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị.

- Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.

Quy trình kiểm toán nội bộ?

- Phương thức đánh giá, phân loại mức độ rủi ro làm căn cứ xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ;

- Phương thức lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán;

- Cách thức lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.

Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích về dịch vụ kiểm toán tại TP.HCM của Công ty Luật ACC. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và yêu mến Công ty Luật ACC.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo