Tiết kiệm chi phí tiêu thụ năng lượng luôn là ưu tiên hàng đầu của các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Vì vậy, việc thực hiện kiểm toán năng lượng luôn đóng vai trò cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay.
1. Nội dung công việc của kiểm toán viên trong cuộc kiểm toán năng lượng của Luật ACC
- Đánh giá khả năng tiết kiệm năng lượng của khách hàng.
- Kiểm chứng tính chính xác của việc tính toán chi phí sử dụng năng lượng của doanh nghiệp.
- Kiểm tra chất lượng của thiết bị, máy móc đang sử dụng.
- Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở.
- Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.
- Đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.
Lưu ý: hàng năm, các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải xây dựng kế hoạch năm, báo cáo thực hiện kế hoạch năm về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của đơn vị mình với sở quản lý tương ứng và phải hoàn thành chậm nhất vào ngày 15 tháng 1 hằng năm.
2. Các bước thực hiện kiếm toán năng lượng của Luật ACC
- Bước 1: Lập kế hoạch
Kiểm toán viên lập kế hoạch cho toàn bộ dự án, bao gồm việc xác lập cấc mục đích kiểm toán, phân chia nhà máy thành các phòng ban/bộ phận hoạt động hoặc các trung tâm hạch toán riêng, lựa chọn các thành viên cho đội kiểm toán, giao nhiệm vụ, liệt kê và liên kết/kết nối các thiết bị đo kiểm cần thiết.
- Bước 2: Đánh giá hệ thống máy móc, thiết bị
Thực hiện khảo sát, quan sát sơ bộ tình hình vận hành của nhà máy, các dây chuyền sản xuất và của các thiết bị được sử dụng trong nhà máy.
- Bước 3: Thu thập đầy đủ các bằng chứng thích hợp
Thu thập các số liệu cơ bản về sản xuất và tiêu thụ năng lượng từ các phòng ban/trung tâm hạch toán, sử dụng các bảng ghi chép chuẩn.
- Bước 4: Tiến hành các thủ tục kiểm toán
Thực hiện các vận hành thử nghiệm để thu thập thêm các thông tin/số liệu về đặc tính vận hành của các thiết bị chuyên dụng, các phân xưởng riêng. Tại một vài cơ sở, có thể cần thiết phải bố trí thêm các điểm lấy mẫu hoặc các vị trí đo.
- Bước 5: Tính toán cân bằng năng lượng và hiệu suất.
Nhận dạng các thủ tục quản lý năng lượng cần được cải thiện, xác định tiềm năng tiết kiệm nếu thấy phù hợp.
- Bước 6: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Nhận dạng các thủ tục vận hành và bảo dưỡng cần được cải thiện, xác định tiết kiệm năng lượng có thể nhận được, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể để thực hiện các biện pháp có giá trị.
Nhận dạng các cải thiện có chi phí nhỏ, xác định chi phí thực hiện, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị các bước thực hiện các đầu tư tài chính hấp dẫn (cần phải nhận dạng rõ ai sẽ làm cái gì và khi nào làm).
Nhận dạng các cải thiện có chi phí lớn, xác định chi phí, tính toán tiềm năng tiết kiệm năng lượng, chuẩn bị các bước thực hiện chi tiết đối với các giải pháp có thời gian hoàn vốn hấp dẫn.
- Bước 7: Lập báo cáo kiểm toán
Chuẩn bị báo cáo cho ban quản lý nhà máy, tóm tắt lại những thực tế và những đề xuất của công tác kiểm toán, bao gồm tất cả các số liệu thu thập được, và những thông tin về thủ tục phương pháp được sử dụng trong các mục lục kỹ thuật. Báo cáo còn có thể có cả những đề xuất cho các đích/tiêu chí cải thiện hiệu suất năng lượng, trên cơ sở các số liệu thu thập được trong quá trình kiểm toán và phân tích, và cần phải nhận dạng một chương trình hành động rõ ràng để thực hiện.
>>> Dịch vụ kiểm toán là gì? cùng tham khảo thông tin về dịch vụ kiểm toán tại: Dịch vụ kiểm toán là gì?
3. Đội ngũ thực hiện dịch vụ kiểm toán năng lượng tại Luật ACC
Với những nhu cầu đa dạng của khách hàng, Luật ACC không chỉ cung cấp các dịch vụ kế toán, kiểm toán thông thường mà ở đây, chúng tôi còn mang đến khách hàng dịch vụ kiểm toán năng lượng với đội ngũ nhân viên:
- Bao gồm các kỹ sư, kỹ thuật viên có kiến thức chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm về quản lý năng lượng, điện – nhiệt – lạnh.
- Được cấp chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề của Bộ Công Thương.
4. Kiểm toán năng lượng là gì?
Kiểm toán năng lượng là hoạt động kiểm tra, đo lường lượng tiêu thụ năng lượng của một công trình, tòa nhà, nhà máy nhằm đưa ra các giải pháp tiết kiệm, khắc phục sự tiêu thụ quá mức, nâng cao kết quả hoạt động.
5. Lợi ích của việc thực hiện kiểm toán năng lượng
Việc kiểm soát được lượng năng lượng tiêu hao của một doanh nghiệp mang lại một số lợi ích như sau:
· Là tiền đề giúp các cơ sở và doanh nghiệp thực hiện hoạt động tiết kiệm năng lượng.
· Đảm bảo một hệ thống quản lý năng lượng bền vững trong doanh nghiệp.
· Tuân thủ pháp luật theo các quy định trong văn bản pháp luật cũng như các nghị định và thông tư liên quan.
· Tiết kiệm chi phí năng lượng, tiết kiệm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh.
· Giảm bớt sự ô nhiễm, chất thải, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
· Nâng cao trách nhiệm với xã hội.
· Giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững
· Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
6. Tổ chức kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện sau đây
a) Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng;
c) Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.
Các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải thực hiện chế độ kiểm toán năng lượng bằng cách tự kiểm toán hoặc thuê các dịch vụ kiểm toán năng lượng bên ngoài thực hiện.
7. Những quy định theo văn bản pháp luật về kiểm toán năng lượng
Theo thông tư 25/2020/ TT – BTC quy định về kế hoạch, báo cáo thực hiện kiểm toán năng lượng đối các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm như sau:
- Các cơ sở phải có trách nhiệm 3 năm/ lần thực hiện kiểm toán năng lượng bắt buộc.
- Kết quả của cuộc kiểm toán năng lượng là báo cáo kiểm toán bao gồm số liệu thực tế, đo lường tình hình sử dụng của cơ sở đó. Bên cạnh đó, thông tư này còn yêu cầu đơn vị tiến hành phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng, đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng, phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất để cơ sở lựa chọn triển khai áp dụng.
- Trong thời hạn 30 ngày sau ngày kiểm toán năng lượng, các cơ sở phải có trách nhiệm nộp báo cáo kiểm toán năng lượng đến Sở Công Thương.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được báo cáo kiểm toán năng lượng, Sở Công Thương có trách nhiệm tiếp nhận, thông qua hoặc có ý kiến góp ý, yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung. Cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi lại bằng văn bản cho Sở Công Thương trong thời hạn 60 ngày sau khi nhận được ý kiến góp ý, yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung.
- Đối với các cơ sở mới có tên trong danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trong thời gian một năm kể từ ngày ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở có trách nhiệm hoàn thành lập báo cáo kiểm toán năng lượng và gửi về Sở Công Thương.
8. Vai trò của kiểm toán năng lượng trong việc kiếm soát chi phi cho doanh nghiệp
Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trước tiên cần đánh giá đúng hiện trạng tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp. Mục tiêu của kiểm toán năng lượng là đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng, sau đó xác định các giải pháp giảm suất tiêu thụ năng lượng, giảm các chi phí vận hành.
Kiểm toán năng lượng giúp giảm tiêu thụ năng lượng tại các hệ thống sản xuất và sinh hoạt trong khi vẫn duy trì hoặc cải thiện công suất dây chuyền, năng suất lao động, sức khỏe con người, sự thoải mái và an toàn cho môi trường sống, môi trường làm việc.
Kiểm toán năng lượng tập trung xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng và tiềm năng cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Kiểm toán năng lượng là công cụ trợ giúp quản lý và được phân thành kiểm toán năng lượng sơ bộ và kiểm toán chi tiết.
9. Các thiết bị hỗ trợ cho cuộc kiểm toán năng lượng
+ Thiết bị đo và phân tích công suất đa năng Kyoritsu 6310 & Hioki PW3198/ 3197
+ Ampe kìm Kyoritsu 2055
+ Máy đo điện đa thông số, lưu trữ tự động: Hioki 3286-20
+ Hỏa kế hồng ngoại UX-10P
+ Máy đo và phân tích khí thải Testo 350 XL
+ Thiết bị đo tốc độ, lưu lượng, nhiệt độ, độ ẩm không khí -TSI 8346
+ Máy đo độ ồn - Sound level meter SEW 2310SL
+ Máy đo độ rung Extech 407860 Vibration Meter & Card Vibro Neo VM-2004Neo
+ Máy đếm hạt bụi 4 kênh Metone Aerocet-531S
+ Đồng hồ đo nhiệt độ, độ ẩm, khí CO, CO2 không khí trong nhà
+ Thiết bị phát hiện rò rỉ môi chất lạnh - Robinair 166000
+ Đồng hồ đo chân không hiện số
+ Máy đo tốc độ vòng quay TACHO HiTESTER FT3405, FT3406
+ Máy nội soi công nghiệp GS series - Fiber scope camera
+ Lux kế - Light meter/ Smart Sensor: Đo độ rọi ánh sáng
+ Thiết bị đo lưu lượng chất lỏng bằng siêu âm (Ultrasonic Flowmeter ) Katronic KATflow200 & Fluxus F 601
+ Thiết bị đo lưu lượng chất khí bằng siêu âm FLUXUS® G601 Ultrasonic gas flow meter
+ Thiết bị đo nhiệt độ không tiếp xúc bằng hồng ngoại (Infrared thermometer - Smartsensor AR862D)
+ Máy đo nhiệt độ tiếp xúc Fluke 50 Series II contact thermometers
+ Camera nhiệt - Fluke Ti32
10. Báo cáo kiểm toán năng lượng bao gồm những gì?
Một báo cáo kiểm toán năng lượng phải phù hợp với phạm vi, mục tiêu của cuộc kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán năng lượng bao gồm các nội dung sau:
a) Tóm tắt các công việc thực hiện:
1) Sơ lược về việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng;
2) Đánh giá các cơ hội cải tiến hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng;
3) Chương trình đề xuất cho doanh nghiệp;
b) Những thông tin chung
1) Đặc điểm kinh doanh về tổ chức, kiểm toán viên năng lượng’
2) Các văn bản pháp luật liên quan;
3) Khẳng định về tính bảo mật;
4) Mô tả cuộc kiểm toán năng lượng, phạm vi thực hiện, các mục tiêu và thời gian cho quá trình kiểm toán năng lượng.
11. Những câu hỏi thường gặp
Yêu cầu kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm?
Các yêu cầu kiểm toán năng lượng đối với cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm được quy định tại Điều 34 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010,
Tổ chức kiểm toán năng lượng phải có đủ các điều kiện nào?
- Là pháp nhân thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có đội ngũ kiểm toán viên năng lượng được cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng;
- Có phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc kiểm toán năng lượng.
Nội dung kiểm toán năng lượng?
- Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về tình hình sử dụng năng lượng của cơ sở. Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng. Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Để xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Phân tích hiệu quả đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng đề xuất.
Chu kỳ kiểm toán năng lượng là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 quy định về trách nhiệm của cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm
Trên đây là toàn bộ nội dung về Dịch vụ kiểm toán năng lượng uy tín, chuyên nghiệp [2023] do Luật ACC cung cấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được hỗ trợ giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận