Đất đai nói chung và những quy định liên quan đến đất đai nói riêng là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Trong đó, địa chính được coi là một trong những khái niệm đang rất được quan tâm đến hiện nay thuộc về lĩnh vực đất đai. Vậy, địa chính là gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này.
1. Địa chính là gì
Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về địa chính là gì, tuy nhiên, theo quy định tại Luật Đất đai 2013, với khái niệm về địa chính là gì, có thể hiểu, Địa chính là thể tổng hợp các tư liệu văn bản xác định rõ vị trí, ranh giới, quyền sở hữu, chất lượng, số lượng và việc sử dụng đất, và đôi khi bao gồm cấp đất, giá đất và các tài liệu liên quan, dữ liệu và bản đồ. Địa chính được thành lập và quản lý bởi nhà nước, và nội dung cốt lõi của nó là quyền sở hữu đất đai.
Trong đó, cơ quan địa chính là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ đo đạc, thống kê, kiểm kê đất đai trong cả nước, lập bản đồ địa chính và quản lí hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất quản lí nhà nước về đất đai.
2. Thành phần hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong đó, địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây:
- Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
- Sổ địa chính;
- Bản lưu Giấy chứng nhận.
Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có:
- Các tài liệu quy định tại mục 1 và 3 của khoản trên được lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có);
- Tài liệu quy định tại mục 2 của khoản trên được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số;
- Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy.
3. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Việc lập, cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc sau:
- Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
- Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai.
- Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất.
4. Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức thực hiện việc đo đạc lập bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai;
- Chỉ đạo thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai; lập, cập nhật và chỉnh lý biến động thường xuyên sổ địa chính và các tài liệu khác của hồ sơ địa chính ở địa phương.
Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
- Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai:
- Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngoài các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này;
- Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc dạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) sử dụng.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký.
Địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất các cấp thực hiện các công việc theo quy định như sau:
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh) chủ trì tổ chức việc lập sổ địa chính; cung cấp tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện); thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính quy định tại mục 1 và mục 2 của văn phòng đăng ký đất đai đối với các thửa đất của các tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cập nhật, chỉnh lý các tài liệu hồ sơ địa chính quy định tại mục 1 và mục 2 của văn phòng đăng ký đất đai đối với các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam; cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai cho Ủy ban nhân dân cấp xã sử dụng.
Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật, chỉnh lý bản sao tài liệu đo đạc địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai đang quản lý theo quy định tại Thông tư này để sử dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý đất đai ở địa phương.
5. Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
Theo quy định pháp luật, Hồ sơ địa chính được sử dụng làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Trong đó, Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:
- Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;
- Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:
+ Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
+ Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.
Trên đây là những tư vấn của ACC về địa chính là gì. Mong rằng sau khi đã theo dõi bài viết, nay quý độc giả đã nắm rõ hơn về địa chính là gì cũng như những quy định pháp luật liên quan
Bên cạnh đó, quý độc giả có thể tìm hiểu thêm về trích lục bản đồ địa chính tại đây
Nội dung bài viết:
Bình luận