Đất của hộ gia đình chia thừa kế thế nào? (Cập nhật 2024)

Khi tiến hành phân chia di sản thừa kế, chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn đặc biệt là liên quan đến chia thừa kế đất đai, nếu đất thuộc sở hữu chung như đất của hộ gia đình chia thừa kế thế nào? Để giải đáp vấn đề này, ACC gửi tới các bạn bài viết về việc chia tài sản đất hộ gia đình và quy định liên quan đến thừa kế đất cấp cho hộ gia đình.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13
  • Luật đất đai số 45/2013/QH13

a21
Chia thừa kế cho đất hộ gia đình

1. Căn cứ xác định đất hộ gia đình

Trước hết, để có căn cứ chia di sản thừa kế là đất hộ gia đình chúng ta cần xác định thế nào là đất của hộ gia đình. Tại khoản 29 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 có quy định như sau: Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang chung sống và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, khi có đủ điều kiện như trên thì cơ quan Nhà nước mới cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, điều này có nghĩa để xác định thành viên trong gia đình được chung quyền sở đất thì cần dựa vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trên thực tế để có thể xác định vấn đề sở hữu chung giữa mọi người trong gia đình khá phức tạp, trong nhiều trường hợp không thể xác định được bởi trước đây có nhiều địa phương cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình mà không cần đáp ứng đủ điều kiện trên.

Vì vậy, để xác định đất của hộ gia đình chia thừa kế thế nào, chúng ta phải dựa vào ngày tháng năm được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng thời đối chiếu thực tế tại thời điểm đó gia đình gồm có những ai đang chung sống

Đối với việc chia thừa kế đất hộ gia đình, bởi đất hộ gia đình thuộc sở hữu chung nên mỗi người sẽ được chia phần đất đó.

Ví dụ: Năm 2004 UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông A với diện tích 500m2, đất này do Nhà nước cấp cho năm 1997, khi đó gia đình ông A gồm 04 thành viên: Ông A, vợ, con trai và con gái. Năm 2010 con trai ông A kết hôn; năm 2014 ông A chết. Để xác định đất của hộ gia đình chia thừa kế thế nào, chúng ta cần quan tâm đến các điều kiện như luật định, theo đó: 500m2 chia đều cho 04 người (ông A, vợ, con trai và con gái), mỗi người được hưởng là 125m2, con dâu ông A không có chung quyền sử dụng đất với hộ gia đình ông A vì không đáp ứng được các điều kiện.

Thừa kế đất đai trong trường hợp có di chúc và không có di chục được quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Luật thừa kế đất đai mới nhất

2. Chia thừa kế đất hộ gia đình theo di chúc

Khi đã xác định được phần đất thuộc sở hữu của từng thành viên trong hộ gia đình thì chúng ta mới có thể chia tài sản đất hộ gia đình, tài sản riêng thuộc sở hữu của từng người sẽ là di sản thừa kế khi người đó mất. Đối với phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, người chết có quyền để lại di chúc để định đoạt cách phân chia, hình thức của di chúc có thể là:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
  • Di chúc miệng (bằng lời nói và có sự chứng kiến của mọi người)

Di chúc được coi là thể hiện ý chí của người mất về cách phân chia di sản, trong trường hợp này là chia thừa kế sổ đỏ hộ gia đình và di chúc phải đủ các điều kiện quy định tại Điều 630 Luật dân sự 2015 mới được coi là hợp pháp:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

3. Chia di sản thừa kế là đất hộ gia đình theo pháp luật

Việc chia thừa kế đất hộ gia đình theo pháp luật sẽ được thực hiện trong các trường hợp:

 

  • Không có di chúc

 

 

  • Di chúc không hợp pháp

 

 

  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

 

 

  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Di sản thừa kế của người mất mà là một phần đất của hộ gia đình sẽ được chia đều cho những người thừa kế thuộc các hàng thừa kế (xem chi tiết bài viết các hàng thừa kế)

 

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc đất của hộ gia đình chia thừa kế thế nào, hy vọng rằng có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế đất hộ gia đình. Nếu cần hỗ trợ trực tiếp hoặc cần sự tư vấn từ luật sư, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (457 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo