Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm 2020-2021. Sau đây, Luật ACC sẽ cung cấp đến bạn đọc bản Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình định.
Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP
1. Thuộc tính của Nghị định 86/2015/NĐ-CP
Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm 2020-2021:
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: |
Đã biết
|
Số hiệu: | 86/2015/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: |
Đã biết
|
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 02/10/2015 | Ngày hết hiệu lực: |
15/10/2021
|
Áp dụng: |
Đã biết
|
Tình trạng hiệu lực: |
Hết hiệu lực toàn bộ
|
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề |
2. Tóm tắt nội dung Nghị định 86/2015/NĐ-CP
Năm học 2015-2016, học phí phổ thông công lập tối đa 300.000 đồng/tháng
Có hiệu lực từ ngày 01/12/2015, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Theo Nghị định, năm học 2015 - 2016, khung học phí đối với các chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non và giáo dục phổ thông công lập dao động từ 8.000 - 300.000 đồng/học sinh/tháng; trong đó, khung học phí ở khu vực thành thị là từ 60.000 - 300.000 đồng/học sinh/tháng; ở nông thôn từ 30.000 - 120.000 đồng/học sinh/tháng và ở miền núi từ 8.000 - 60.000 đồng/học sinh/tháng. Từ năm học 2016 - 2017 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo.
Từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các trường công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng theo từng khối ngành, chuyên ngành đào tạo; cụ thể, với khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản là 1,75 triệu đồng/sinh viên/tháng; với khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch là 2,05 triệu đồng/sinh viên/tháng và với khối ngành y dược là 4,4 triệu đồng/sinh viên/tháng.
Một nội dung đáng chú ý khác tại Nghị định này là quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập. Theo đó, học sinh tiểu học; học sinh, sinh viên sư phạm và người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh sẽ không phải đóng học phí. Miễn học phí đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, thuộc hộ nghèo và người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp…
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 100.000 đồng/tháng cho trẻ mẫu giáo, học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế hoặc có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác; thời gian hỗ trợ theo thời gian học thực tế, tối đa 09 tháng/năm học.
3. Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Định
Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, như sau:
Thực hiện Văn bản số 1118/TCGDNN-KHTC ngày 21/5/2020 của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 và đề xuất cơ chế, chính sách thu, miễn, giảm học phí đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (không bao gồm các trường sư phạm) cho giai đoạn tiếp theo trên địa bàn tỉnh theo đề cương và phụ lục hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tại Văn bản nêu trên; gửi Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục GDNN) và UBND tỉnh theo quy định.
Thủ trưởng các cơ quan liên quan phối hợp triển khai thực hiện.
Xem chi tiết Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm 2020-2021 tại đây.
4. Giải đáp thắc mắc
4.1. Câu hỏi
4.2. Trả lời câu hỏi
Ngày 10/04/2017, Sở Lao động – TB&XH có ban hành công văn số 491/LĐTBXH trả lời như sau:
Tại Khoản 1, Điều 1 của Luật giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2014 quy định: "Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ được thực hiện theo hai hình thức đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên". Giáo dục nghề không đào tạo trình độ đại học, vì vậy nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không thể áp dụng cho giáo dục đại học. Hiện nay, vẫn chưa có căn cứ nào để áp dụng giảm 70% học phí nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho giáo dục đại học.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương mà ACC muốn gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang website accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận