Đăng ký thương hiệu là gì? Tại sao phải đnăg ký thương hiệu? Nếu bạn đang quan tâm về khái niệm đăng ký thương hiệu là gì thì bài viết sau đây là dành cho bạn.
Đăng ký thương hiệu là gì?
1. Đăng ký thương hiệu là gì?
Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính do chủ sở hữu thương hiệu là cá nhân hoặc pháp nhân tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT để được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu cho chủ sở hữu.
2. Các hình thức nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu
Có 02 hình thức nộp đơn đăng ký thương hiệu bao gồm
- Chủ sở hữu trực tiếp nộp đơn đăng ký tại Cục SHTT
- Chủ sở hữu ủy quyền cho tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký tại Cục SHTTT
Cách thức nộp hồ sơ có 03 cách thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Cục SHTT và văn phòng đại diện của Cục SHTT
- Nộp đăng ký thương hiệu trực tuyến
- Nộp đơn đăng ký thương hiệu qua đường bưu điện tới Cục SHTT
3. Tại sao phải đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu?
- Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu của chủ sở hữu với bên khác;
- Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;
- Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
- Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;
- Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;
- Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;
4. Quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu cá nhân
Điều 87 của Luật Sở hữu trí tuệ có quy định về quyền nộp đơn đăng ký thương hiệu cá nhân như sau:
1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, logo dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
5. Quy trình Đăng ký thương hiệu như thế nào?
Đăng ký thương hiệu năm 2022 sẽ được thực hiện theo quy trình sau đây:
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu (nhãn hiệu) cần bảo hộ
Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên. Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.
Bước 2: Phân Nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký thương hiệu
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.
1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)
Bước 3: Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu)
Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngàu ưu tiên sớm nhất.
Bước 5: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng. Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.
Chi tiết quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được chúng tôi tư vấn nội dung bên dưới.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?
Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.
>>>Tham khảo bài viết về Thủ tục đăng ký thương hiệu nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ mới nhất!!!
Bài viết trên bao gồm những thông tin cơ bản và cụ thể về khái niệm đăng ký thương hiệu là gì. Nếu bạn có những thắc mắc xoay quanh khái niệm đăng ký thương hiệu là gì, hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ.
✅ Dịch vụ: |
⭕ Đăng ký thương hiệu nhãn hiệu |
✅ Kinh nghiệm: |
⭐ Hơn 20 năm kinh nghiệm |
✅ Năng lực: |
⭐ Chuyên viên trình độ cao |
✅ Cam kết:: |
⭕ Thủ tục nhanh gọn |
✅ Hỗ trợ: |
⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: |
⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận