Phân biệt đăng ký kinh doanh và mã số thuế

Để hiểu rõ về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, việc phân biệt giữa đăng ký kinh doanh và mã số thuế là vô cùng quan trọng. Đăng ký kinh doanh và mã số thuế đều là những khái niệm cơ bản và phổ biến trong lĩnh vực kinh tế, tuy nhiên, chúng có vai trò và mục đích khác nhau. Mời các bạn cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết về Phân biệt đăng ký kinh doanh và mã số thuế.

phan-biet-dang-ky-kinh-doanh-va-ma-so-thue
Phân biệt đăng ký kinh doanh và mã số thuế

1. Mã số doanh nghiệp là gì? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật doanh nghiệp 2020 định nghĩa về mã số doanh nghiệp như sau: 

Điều 29. Mã số doanh nghiệp

  1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.
  2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.”

Như vậy, Ta có thể hiểu mã số doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền về đăng ký doanh nghiệp cung cấp để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, sản xuất. 

Về ý nghĩa, mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục tài chính và các quyền, nghĩa vụ khác. Việc quản lý của cơ quan có thẩm quyền với doanh nghiệp thông qua mã số doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn.

>> Để hiểu thêm về giấy phép kinh doanh mời các bạn đọc thêm bài viết: Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định mới 2023

2. Mã số thuế là gì?

Mã số thuế là một dãy ký tự bao gồm số, chữ cái và các ký tự khác do cơ quan có thẩm quyền quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định về quản lý thuế. Mã số thuế được cấp sau khi doanh nghiệp thành lập và tiến hành thủ tục đăng ký thuế hoàn tất.

Mã số thuế thường bao gồm một chuỗi các số và có tính duy nhất, không trùng lặp giữa các tổ chức, cá nhân khác nhau.

3. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế khác nhau không?

Mã số ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chính là mã số doanh nghiệp, vậy mã số này có đồng nhất với mã số thuế hay không? 

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp”. 

Như vậy, mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế. Tuy nhiên, thực tiễn cũng không hiếm gặp trường hợp doanh nghiệp có mã số doanh nghiệp với mã số thuế không giống nhau. Lý giải cho trường hợp này, đó là do trước khi Luật doanh nghiệp 2014 ra đời, không có quy định rằng mã số doanh nghiệp chính là mã số thuế. Do đó, doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7/2015 (trước ngày Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực) thì có thể gặp tình trạng mã số trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không trùng với mã số thuế. 

Như đã trình bày, 2 mã số này là đồng nhất. Nếu gặp trường hợp như vậy cần tiến hành thực hiện đồng bộ giữa mã số doanh nghiệp và mã số thuế.

>> Tham khảo thêm về Điều kiện, hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh để hiểu rõ hơn về việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.

4. Phân biệt đăng ký kinh doanh và mã số thuế

Phân biệt

Đăng ký kinh doanh

Mã số thuế

Khái niệm

Đăng ký kinh doanh là quá trình mà doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hoặc tổ chức kinh tế phải thực hiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (GCNĐKKD) bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Đây là văn bản pháp lý xác nhận việc thành lập và hoạt động hợp pháp của một doanh nghiệp.

Mã số thuế (MST) là một số định danh duy nhất do cơ quan thuế cấp cho mỗi tổ chức, cá nhân hoặc đơn vị kinh tế nhằm thực hiện và quản lý các nghĩa vụ thuế. MST được cấp sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp GCKD.

Mục đích

·  Xác nhận quyền tồn tại và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

·  Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định pháp luật.

Quản lý và kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên thị trường.

·  Xác định và quản lý các đối tượng nộp thuế.

·  Thu thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

·  Giúp cơ quan thuế theo dõi và kiểm soát các hoạt động kinh tế.

Quy trình

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm các giấy tờ như đơn đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty, danh sách thành viên/cổ đông (nếu có).

Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng các yêu cầu theo quy định.

·  Sau khi được cấp GCKD, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký mã số thuế tại Cục Thuế hoặc Chi cục Thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

·  Nhận Mã số thuế khi hồ sơ được xét duyệt và thông tin được nhập vào hệ thống quản lý thuế.

Nội dung chính

·  Tên doanh nghiệp.

·  Địa chỉ trụ sở chính.

·  Ngành nghề kinh doanh.

·  Vốn điều lệ.

·  Thông tin về người đại diện theo pháp luật.

·  Số định danh duy nhất cho mỗi doanh nghiệp hoặc cá nhân.

·  Liên kết với thông tin về doanh nghiệp/cá nhân trong hệ thống quản lý thuế.

Hậu quả pháp lý

Doanh nghiệp không có GCN ĐKKD sẽ không được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp không có MST sẽ không thể thực hiện các nghĩa vụ thuế và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Không có MST cũng gây khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch kinh tế và quản lý tài chính.

5. Doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp nếu chỉ có mã số thuế mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không?

Không, doanh nghiệp không thể hoạt động hợp pháp nếu chỉ có mã số thuế mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để một doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp, họ cần phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh và nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Giấy chứng nhận này xác nhận rằng doanh nghiệp đã được thành lập và có quyền hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Mã số thuế là cần thiết cho việc quản lý và thực hiện các nghĩa vụ thuế, nhưng không thể thay thế giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Một doanh nghiệp chỉ có mã số thuế mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ không được công nhận là hợp pháp và có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

>> Ngoài ra, Để hiểu thêm về cách thay đổi giấy phép kinh doanh, mời Quý đọc giả xem thêm về bài viết: Thay đổi thông tin giấy phép kinh doanh cùng Công ty Luật ACC

6. Những câu hỏi thường gặp 

Mức phạt chậm đăng ký mã số thuế?

Căn cứ quy định tại điều 33 luật quản lý thuế 2019 thì việc đăng ký thuế phải thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động… Nếu chậm đăng ký mã số thuế thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, hành vi chậm đăng ký mã số thuế sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi đăng ký mã số thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày;
  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp ở đâu?

  • Việc tra cứu mã số thuế doanh nghiệp có rất nhiều cách, để thuận tiện nhất, nên tra cứu trực tuyến, cụ thể:
  • Tra cứu trên trang Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Các bạn thực hiện tra cứu mã số thuế doanh nghiệp bằng cách truy cập đường link sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
  • Tra cứu trên website của Tổng Cục thuế Các bạn thực hiện tra cứu mã số thuế doanh nghiệp bằng cách truy cập đường link sau: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Thay đổi tên công ty có phải thay đổi mã số thuế không?

Thay đổi tên công ty không phải đổi mã số thuế. Tuy nhiên, theo Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế thì sau khi thay đổi tên công ty, công ty phải có trách nhiệm thông báo việc thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong vòng 10 ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi tên công ty. 

Công ty phải kê khai thay đổi thông tin đăng ký thuế để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế mới với mã số thuế cũ.

Việc phân biệt rõ ràng giữa đăng ký kinh doanh và mã số thuế là vô cùng quan trọng để đảm bảo hoạt động hợp pháp và hiệu quả của doanh nghiệp. Đăng ký kinh doanh giúp xác nhận sự tồn tại và quyền hoạt động của doanh nghiệp, trong khi mã số thuế là công cụ để thực hiện và quản lý nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Qua bài viết, Công ty Luật ACC đã cung cấp chi tiết về Phân biệt đăng ký kinh doanh và mã số thuế.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo