Hướng dẫn thủ tục dăng ký bản quyền sách chi tiết nhất

Đăng ký bản quyền sách giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả hoặc chủ sở hữu trước các hành vi sao chép, phân phối trái phép. Nó cũng tạo ra chứng cứ pháp lý để chứng minh quyền sở hữu khi có tranh chấp xảy ra, và là điều kiện cần thiết để khai thác thương mại tác phẩm một cách hợp pháp. Vậy phải đăng ký bản quyền sách như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật ACC trả lời câu hỏi này ở bài viết Hướng dẫn thủ tục đăng ký bản quyền sách chi tiết nhất nhé!

Hướng dẫn thủ tục dăng ký bản quyền sách chi tiết nhất

Hướng dẫn thủ tục dăng ký bản quyền sách chi tiết nhất

1. Đăng ký bản quyền sách là gì?

Đăng ký bản quyền sách là một thủ tục pháp lý nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tác giả đối với tác phẩm sách mà mình đã sáng tạo. Khi đăng ký bản quyền, tác giả sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền đối với tác phẩm của mình, ngăn chặn hành vi sao chép, phát hành trái phép.

Đăng ký bản quyền sách giúp đảm bảo rằng chỉ có tác giả hoặc những người được tác giả ủy quyền mới có quyền sử dụng, sao chép, phát hành tác phẩm. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền là bằng chứng xác thực cho thấy tác giả là người sở hữu hợp pháp của tác phẩm. Sách có đăng ký bản quyền thường được đánh giá cao hơn và có giá trị thương mại lớn hơn.

2. Điều kiện bảo hộ quyền tác giả 

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả 

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả 

Điều kiện đăng ký bản quyền tác giả được quy định cụ thể như sau:

 Đối với tác phẩm được bảo hộ bản quyền phải đáp ứng 2 điều kiện sau: 

  • Bắt buộc phải là một sản phẩm của lao động trí tuệ và không có bất kỳ yếu tố sao chép nào;
  • Hình thức thể hiện dưới dạng vật chất nhất định như: bài hát thể hiện qua các trang sáng tác, điện ảnh thể hiện qua những thước phim…

Đối với chủ sở hữu quyền tác giả phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở quốc gia khác;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa thực hiện công bố ở bất kỳ quốc gia nào khác mới có đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả;
  • Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

3. Thủ tục đăng ký bản quyền sách 

Thủ tục đăng ký bản quyền sách sẽ được thực hiện theo các bước như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu cần thiết đăng ký bản quyền sách 

 Hồ sơ đăng ký bản quyền sách khi người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả

  • 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký (02 quyển sách đóng quyển in trên Giấy A4); tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
  • 01 Bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân của tác giả/các tác giả.
  • 01 bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (với công ty là chủ sở hữu) hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân trong trường hợp cá nhân là chủ sở hữu
  • Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;
  • Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả cho Luật Trí Nam;
  • Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai;
  • Đơn đăng ký bản quyền theo mẫu của Cục bản quyền;
  • Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm;

 Hồ sơ đăng ký bản quyền sách khi người đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả

  • 02 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký (02 quyển sách đóng quyển in trên Giấy A4); tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố để đăng ký bản quyền;
  • 01 Giấy ủy quyền cho Luật Trí Nam đại diện nộp đơn đăng ký;
  • 01 Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả tác phẩm;
  • Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);(trường hợp nhận chuyển nhượng quyền từ bên khác)
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (trường hợp chủ sở hữu đăng ký là pháp nhân)
  • Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai;
  • Đơn đăng ký bản quyền theo mẫu của Cục bản quyền tác giả;
  • Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký bản quyền sách 

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký tới Cục bản quyền tác giả

Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả sách 

Chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu sót hoặc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký

Bước 5: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả sách

Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách cho chủ sở hữu.

4. Địa điểm đăng ký bản quyền tác giả sách 

Cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tại Việt Nam là Cục bản quyền tác giả. Chủ đơn có thể nộp hồ sơ đăng ký bản quyền trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ sau đây:

Địa chỉ Đăng ký bản quyền sách tại thành phố Hà Nội

Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả

Địa chỉ: Số 294, phố Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Điện thoại liên hệ: 024. 38236908

Địa chỉ Đăng ký bản quyền sách Tại thành phố Đà Nẵng

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng

Địa chỉ: số 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Điện thoại liên hệ: 0511.3 606 967

Địa chỉ Đăng ký bản quyền sách tại Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại liên hệ: 028.39 308 086

Để tìm hiểu thêm về: 100 câu hỏi nhận định Luật Sở hữu trí tuệ (Có đáp án), mời quý khách tham khảo bài viết sau!

5. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  • Mạo danh tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

6. Câu hỏi thường gặp

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách là bao lâu?

Trả lời:

Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền sách thường là từ 15 đến 30 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ hợp lệ. Thời gian có thể kéo dài nếu hồ sơ cần bổ sung hoặc chỉnh sửa.

Thời hạn bảo hộ bản quyền sách là bao lâu?

Trả lời:

  • Quyền nhân thân (trừ quyền công bố tác phẩm) được bảo hộ vô thời hạn.
  • Quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ trong suốt cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Nếu sách là tác phẩm do tổ chức sáng tác, thời gian bảo hộ là 75 năm kể từ ngày công bố.

Tác giả có thể chuyển nhượng bản quyền sách không?

Trả lời:

Quyền nhân thân không thể chuyển nhượng, trừ quyền công bố tác phẩm. Quyền tài sản có thể chuyển nhượng cho người khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản thỏa thuận. Chủ sở hữu mới sẽ có quyền khai thác thương mại và bảo vệ tác phẩm.

Bài viết trên cung cấp những thông tin về thủ tục đăng ký bản quyền sách . Chúng tôi mong rằng bài viết sẽ thật sự hữu ích đối với quý khách. Nếu bạn có thắc mắc nào đừng ngần ngại hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo