Khi lựa chọn mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu, người kinh doanh cần phải chuẩn bị những yếu tố như vốn kinh doanh, nguồn hàng, địa điểm kinh doanh và đặc biệt là thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Để đáp ứng những nhu cầu về thực hiện thủ tục pháp lý để mở cửa hành kinh doanh, ACC xin được cung cấp các thông tin về Thủ tục đăng ký mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu cập nhật 2023.
Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc để mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu. ACC xin được phép giới thiệu chi tiết về Thủ tục đăng ký mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu cập nhật 2023.
1. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu là gì? Có bắt buộc hay không?
Thủ tục đăng ký mở cửa hàng hoa quả nhập chính là đăng ký kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Chủ kinh doanh có thể đăng ký dưới hình thức Hộ gia đình hoặc Doanh nghiệp; tùy theo quy mô kinh doanh và vốn kinh doanh của mình.
Thủ tục đăng ký kinh doanh hoa quả nhập khẩu là thủ tục bắt buộc. Khoản 2 Điều 66 NĐ 78/2015/NĐ-CP quy định các trường hợp kinh doanh mà không cần đăng ký kinh doanh, các trường hợp này chỉ bao gồm buôn bán hàng hàng rong, lề đường.
Trường hợp chủ kinh doanh cố ý kinh doanh mà không đăng ký; khi bị cơ quan chức năng phát hiện; chủ kinh doanh có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán trái phép. Cụ thể, Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
2. Thủ tục đăng ký mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu
Đối với hình thức Hộ kinh doanh
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh
- Ngành, nghề kinh doanh
- Số vốn kinh doanh
- Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Nộp hồ sơ
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh (thông thường là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc UBND huyện).
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người chủ kinh doanh.
Đối với hình thức Doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký công ty kinh doanh xách tay.
- Bản sao có công chứng của các giấy tờ còn hiệu lực pháp luật như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân. Trường hợp nếu là một tổ chức mở công ty thì cung cấp thêm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định mở công ty hợp pháp.
- Bản điều lệ của doanh nghiệp kinh doanh xách tay (không yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân).
- Nội dung về thông tin và tất cả các thành viên cũng như cổ đông cùng mở công ty.
Nộp hồ sơ
- Chủ kinh doanh nộp Hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Việc xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng tương tự như thủ tục đăng ký kinh doanh Hộ gia đình. Chủ kinh doanh cần lưu ý các thủ tục, cũng như thực hiện việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ đăng ký kinh doanh kịp thời khi có yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh.
3. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chủ kinh doanh xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Cửa hàng kinh doanh hoa quả nhập khẩu phải đảm bảo những điều kiện. Cụ thể:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất; kinh doanh thực phẩm theo quy định;
- Có đăng ký ngành; nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Nộp hồ sơ
- Hồ sơ sẽ được nộp tại cục An toàn thực phẩm tại địa phương đặt địa điểm kinh doanh.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, chủ kinh doanh có thể mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu và kinh doanh hợp pháp.
4. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh hoa quả nhập khẩu
- Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc Hộ Chiếu passport của các thành viên sáng lập.
- Đối với một số ngành nghề có điều kiện, ACC sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị thêm giấy tờ.
5. Dịch vụ đăng ký mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu của ACC có lợi ích gì?
- Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận kinh doanh thẩm mỹ; tỷ lệ ra được giấy phép rất cao.
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh
- Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản. ACC thay mặt quý khách soạn thảo
- Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý; tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.
6. Những câu hỏi thường gặp khi đăng ký mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu
Chi phí trọn gói khi đăng ký mở cửa hàng hoa quả nhập khẩu là bao nhiêu?
- ACC cung cấp dịch vụ trọn gói:
- Đối với thành lập loại hình công ty: 5.000.000 đồng.
- Đối với hộ kinh doanh: 2.000.000 đồng.
Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phếp an toàn thực phẩm là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…); ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Quy trình thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm như thế nào?
- Khách hàng thanh toán 50% giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng
- Khách hàng cung cấp những thông tin và giấy tờ cơ bản theo quy định với sự hướng dẫn của ACC (giấy chứng nhận kinh doanh photo công chứng, giấy tập huấn kiến thức (nếu có), giấy khám sức khỏe theo thông tư 14)
- ACC tiến hành tư vấn, soạn thảo, nộp hồ sơ và tiếp đoàn thẩm định.
- Khách hàng chỉ thanh toán phần còn lại 50% khi đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ACC bàn giao.
Có xuống cơ sở khảo sát không?
- Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.
Nội dung bài viết:
Bình luận