Thủ tục thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài chi tiết

Đối với lĩnh vực xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế cá nhân góp vốn, vì vậy để hoạt động ngành nghề này, doanh nghiệp nước ngoài chỉ có thể thành lập dưới hình thức tổ chức góp vốn, đầu tư.

Để thành lập công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI company in Vietnam), nhà đầu tư cần thực hiện 2 thủ tục pháp lý:

  1. Thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài;
  2. Xin cấp giấy phép xây dựng (giấy phép con).
  3. Thủ tục đăng ký thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài

Tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể chọn hình thức thành lập theo 1 trong 2 cách:

Cách 1: Thành lập công ty xây dựng bằng vốn của người Việt Nam rồi chuyển nhượng;

Cách 2: Thành lập công ty xây dựng trực tiếp bằng vốn nước ngoài (được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

Trong trường hợp công ty xây dựng vốn nước ngoài có dự định thực hiện các công trình, dự án liên quan đến nhà nước hoặc sử dụng tư cách pháp nhân tại Việt Nam với mục đích đầu tư ra nước ngoài thì phải thành lập doanh nghiệp theo cách 2 gồm: xin cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

Thủ tục thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài chi tiết

Thủ tục thành lập công ty xây dựng vốn nước ngoài chi tiết

 I. Quy trình xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Căn cứ vào Luật Đầu tư 2020 thì có 2 trường hợp:

  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư.

Trong phạm vi bài viết này, bài viết cung cấp đến bạn thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư. Cụ thể:

➤ Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài:

  • Đơn đề xuất dự án đầu tư;
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;
  • Bản sao CCCD/hộ chiếu người đại diện phần pháp luật cho tổ chức nước ngoài;
  • Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong 90 ngày);
  • Tài liệu chứng minh số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu nước ngoài bằng hoặc nhiều hơn số tiền đầu tư (nếu tài khoản ngân hàng nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch thuật và công chứng sang tiếng Việt).

Lưu ý:

  • Tất cả tài liệu, văn bản, báo cáo trong bộ hồ sơ phải được dịch sang tiếng Việt (có kèm theo theo bản tiếng nước ngoài), được hợp pháp hóa lãnh sự và chứng thực;
  • Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký đầy đủ mã ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty để tránh mất thời gian bổ sung mã ngành khi xin giấy phép xây dựng (giấy phép con).

➤ Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư tại Phòng Đăng ký đầu tư - Sở KH&ĐT nơi công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

➤ Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp giấy phép đầu tư nếu hồ sơ hợp lệ, hoặc thông báo hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

II. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

1. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Tuỳ thuộc vào nhu cầu của Quý khách hàng mà có thể tham khảo quy trình thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mà Công ty Luật ACC có bài viết.

>> Tham khảo: Thành lập công ty TNHH có vốn đầu tư nước ngoài mới 2024

>> Tham khảo: Thủ tục thành lập công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài (Cập nhật 2024)

2. Nộp hồ sơ đến Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở chính

 Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài có thể nộp hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT bằng 1 trong 3 cách:

  • Nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT nơi công ty đặt trụ sở chính;
  • Nộp qua đường bưu điện thông qua dịch vụ bưu điện (VNPost);
  • Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

➤ Chờ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Từ 3 - 5 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoặc văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

III. Thủ tục xin giấy phép xây dựng (giấy phép con)

Giấy phép xây dựng gồm: giấy phép xây dựng mới, giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo và giấy phép xây dựng khi di dời công trình.

Phân loại giấy phép xây dựng theo loại công trình, dự án gồm có:

  • Giấy phép đối với nhà ở riêng lẻ;
  • Công trình theo tuyến;
  • Công trình không theo tuyến;
  • Công trình tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Công trình tượng đài, tranh hoành tráng;
  • Công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế.
  • Tùy vào loại công trình, mục đích xin cấp phép mà hồ sơ xin giấy phép xây dựng sẽ khác nhau

1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng mới

➤ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới:

Thành phần hồ sơ cơ bản:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC, các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo quy định về luật PCCC;
  • Bản thiết kế xây dựng (2 bộ):
  • Bản vẽ tổng mặt bằng công trình trên lô đất;
  • Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng, mặt cắt chính của công trình;
  • Bản vẽ mặt bằng móng, mặt cắt móng có sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, cấp thoát nước, cấp điện.

➤ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo

  • Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình, dự án gồm:
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo;
  • Giấy tờ khác có liên quan theo quy định đối với từng loại công trình;
  • Bản vẽ hiện trạng của bộ phận công trình dự kiến sẽ sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt;
  • Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa (đối với công trình di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh).

➤ Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng khi di dời công trình

  • Bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với dự án, công trình di dời gồm:
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình;
  • Bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời;
  • Bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời;
  • Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực thực hiện;
  • Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực thực hiện.

2. Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên, chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành nộp cho cơ quan có thẩm quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo từng loại công trình.

Cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho công ty vốn nước ngoài

Tùy vào tính chất và loại công trình mà cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm thẩm định và cấp giấy phép xây dựng sẽ khác nhau.

  • UBND cấp tỉnh: Cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình thuộc đối tượng có yêu cầu cấp phép trên địa bàn tỉnh, trừ các công trình thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện;
  • UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu CNC, khu kinh tế, UBND huyện: Cấp giấy phép xây dựng cho công trình thuộc chức năng, phạm vi của các cơ quan này;
  • UBND cấp huyện: Cấp giấy phép xây dựng cho công trình cấp III, cấp IV, nhà ở riêng lẻ trên địa bàn quản lý.

➤ Thời gian trả kết quả

Kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khảo sát thực địa và cấp giấy phép xây dựng nếu công trình, dự án đạt yêu cầu:

  • Từ 15 ngày làm việc, đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Không quá 20 ngày làm việc, đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình.
 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo