Doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì?

Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế nên các chủ thể kinh doanh nói chung và các công ty, doanh nghiệp nói riêng được thành lập ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng cao của cuộc sống. Trong đó, các thông tin liên quan đến công ty cổ phần ngoài nhà nước đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của người dân do nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế ngoài nhà nước ngày càng nhiều. Vậy công ty cổ phần ngoài nhà nước là gìMời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

I. Doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì?

Doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể được hiểu là hình thức doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, trừ khối hợp tác xã.

Đây là loại hình doanh nghiệp mà toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động doanh nghiệp hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay các cơ quan quản lý. 

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở nước ta hiện nay chính là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, có thể là các đơn vị kinh tế tồn tại dưới các hình thức như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, do một hay nhiều người đứng ra làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình ( có thể là chế độ sở hữu tài sản hữu hạn hay vô hạn) về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

doanh-nghiep-ngoai-nha-nuoc-la-gi.png

Doanh nghiệp ngoài nhà nước là gì? 

II. Đặc điểm của doanh nghiệp ngoài nhà nước

Doanh nghiệp ngoài nhà nước trong tiếng Anh là Non-state enterprises.

Theo đó về mặt bản chất, Doanh nghiệp ngoài nhà nước có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, Doanh nghiệp ngoài nhà nước không có tính đồng nhất về mặt sở hữu, một Doanh nghiệp ngoài nhà nước chẳng hạn doanh nghiệp liên doanh có thể là sự liên doanh giữa hai công dân thuộc hai nước khác nhau, liên doanh giữa hai tổ chức hay liên doanh giữa hai chính phủ, còn doanh nghiệp nước ngoài thì càng không thể khẳng định nó thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân.

Thứ hai, tính chất hoạt động và các ảnh hưởng của Doanh nghiệp ngoài nhà nước như doanh nghiệp nước ngoài khác so với các doanh nghiệp trong nước, chúng vận hành theo một bộ luật riêng thường là luật đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng lên một số khía cạnh đặc thù trong nền kinh tế như cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối, tài trợ xuất nhập khẩu…

Thứ ba, Doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước. Các hoạt động của doanh nghiệp ngoài nhà nước không chỉ đem lại nguồn ngân sách dồi dào cho Nhà nước mà còn góp phần thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa và đóng góp phần lớn vào tổng kinh ngạch xuất khẩu cả nước. Ngoài ra, Doanh nghiệp ngoài nhà nước còn có khả năng thu hút các nguồn vốn trong xã hội nhanh chóng, hiệu quả đầu tư vốn cao tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội. Thêm vào đó, Doanh nghiệp ngoài nhà nước còn giúp ổn định nền kinh tế, thu hút nhiều lao động xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

>> Xem thêm về dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại công ty Luật ACC

III. Quy định về doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Như vậy, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay chính là các doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp đó là các đơn vị kinh tế tồn tại dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN), do một hay nhiều người đứng ra làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình (hữu hạn hay vô hạn) về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Tất nhiên cũng phải kể đến các hộ kinh doanh cá thể với mức vốn pháp định thấp hơn vốn pháp định của doanh nghiệp tư nhân. Đây là loại hình kinh tế hộ gia đình kinh doanh trong một số ngành nghề như nông nghiệp, thủ công, dịch vụ và buôn bán nhỏ. Nhìn chung, bộ phận chính, quan trọng nhất trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chính là các công ty bao gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn:

Công ty TNHH có hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam  kết góp vào doanh nghiệp (trách nhiệm hữu hạn). Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân số lượng thành viên không quá 50 và không được quyền phát hành cổ phiếu.

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm  chủ sở hữu, chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn của doanh nghiệp và cũng không được quyền phát hành cổ phiếu.

Đối với Công ty cổ phần:

Doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành cổ phần, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng.

Đối với Công ty hợp danh:

Là loại doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn, thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm  bằng toàn bộ tài sản của mình về việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của công ty (trách nhiệm vô hạn). Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm  trên lượng vốn góp của mình vào doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân:

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm  bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, khu vực kinh tế NQD hay khu vực kinh tế tư nhân còn có thể được phân chia theo hiến pháp bao gồm các hình thức kinh tế sau:

Kinh tế cá thể: được hiểu là hình thức kinh tế của một hộ gia đình hay một cá nhân hoạt động dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của chính hộ hay cá nhân đó, không thuê mướn lao động làm thuê.

Kinh tế tiểu chủ: là hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, quản lý và điều hành, hoạt động trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và có sử dụng lao động thuê mướn ngoài lao động của chủ; quy mô vốn đầu tư và lao động nhỏ hơn của các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Kinh tế tư bản tư nhân: bao gồm các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần được thành lập theo luật Doanh nghiệp. Trên đây là một số cách phân loại khác nhau về các bộ phận cấu thành nên khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sở dĩ có những sự phân chia hơi khác nhau như vậy là vì mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức, một cách tiếp cận khác nhau.

Tuy nhiên, tựu trung lại, chúng ta có thể hiểu Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, và tất nhiên là không phải các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (như đã trình bày ở trên). Đây là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, một phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta. Phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là nhiệm vụ quan trọng để đi đến thắng lợi cuối cùng trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Kinh tế tư nhân có thể kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế, tất nhiên trừ một số ít lĩnh vực mà nhà nước giữ độc quyền để kiểm soát tình hình an ninh quốc phòng và ổn định chính trị trong nước. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân đã và đang tiếp tục có những đóng góp tích cực và vô cùng quan trọng cần thiết trong công cuộc phát triển đất nước.

Góp phần quan trọng để tạo ra thành tựu tăng trưởng kinh tế chung, đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ cho xã hội.

Là lĩnh vực chính thu hút lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Giải phóng sức lao động và huy động tối đa các nguồn lực trong dân cư vào công cuộc phát triển kinh tế.

Tạo môi trường cạnh tranh, nâng cao tính năng động hiệu quả cho nền kinh tế.

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mặc dù có những vai trò tích cực và quan trọng như đã kể trên, nhưng trong quá khứ và ngay cả hiện tại vẫn có những quan điểm không thống nhất về những đóng góp của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

quy-dinh-ve-doanh-nghiep-ngoai-quoc-doanh.png

Quy định về doanh nghiệp ngoài quốc doanh 

IV. Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể là những loại hình doanh nghiệp nào?

Doanh nghiệp ngoài nhà nước có thể là những loại hình doanh nghiệp như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc cũng có thể là công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (DNTN).

Vai trò của doanh nghiệp ngoài nhà nước đối với nền kinh tế là gì?

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước góp phần quan trọng để tạo ra thành tựu tăng trưởng kinh tế chung, đổi mới bộ mặt kinh tế xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ cho xã hội.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước giúp giải phóng sức lao động và huy động tối đa các nguồn lực trong dân cư vào công cuộc phát triển kinh tế.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước còn giuớ tạo môi trường cạnh tranh, nâng cao tính năng động hiệu quả cho nền kinh tế.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 

Có các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nào?

Căn cứ theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành, có 2 loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Mỗi loại hình công ty sẽ có những điều lệ và cách thức hoạt động riêng biệt.

>> Xem thêm: Công ty cổ phần là gì?

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề công ty cổ phần ngoài nhà nước là gì, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về công ty cổ phần ngoài nhà nước là gì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Gmail: [email protected]

Website: accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo