Công trái là gì? (Cập nhật 2024)

Trong lĩnh vực kinh tế - tài chính chúng ta thường thấy thuật ngữ công trái hay trái phiếu Chính phủ. Vậy có thể hiểu công trái là gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc phát hành loại trái phiếu này. Sau đây hãy cùng ACC nghiên cứu tìm hiểu để làm rõ khái niệm về thuật ngữ này.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 01/2011/NĐ-CP

a26
Trái phiếu Chính phủ

1. Khái niệm và lịch sử hình thành công trái

Khái niệm công trái là gì

Công trái (hay còn gọi là trái phiếu chính phủ) là khoản nợ vay của nhà nước hoặc chính quyền địa phương để chi tiêu cho mục đích công là hình thức tín dụng nhà nước, công trái  có thể được coi là biện pháp để chính phủ huy động nguồn lực tài chính của các thành phần trong xã hội  để từ đó thực hiện những mục tiêu công của Nhà nước đã đề ra

Trước đây, Chính phủ phát hành công trái nhằm huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ trẻ em các tỉnh miền núi và các tỉnh có nhiều khó khăn để cải thiện những phòng học tranh tre, nứa lá và kiên cố hoá trường học

Xem thêm trái phiếu là gì

Đặc điểm của công trái

  • Tổ chức phát hành công trái là Chính phủ
  • Người cho nhà phát hành công trái vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay từ người vay. Nhà phát hành có nghĩa vụ thanh toán số nợ như đã cam kết trong hợp đồng cho vay.
  • Quyền mua công trái có thể thuộc về bất cứ cá nhân, doanh nghiệp nào. Trên phiếu công trái nếu ghi tên người mua thì gọi là trái phiếu ghi dang, nếu không ghi tên người mua thì gọi là trái phiếu vô danh
  • Bản chất của công trái là chứng khoán nợ. Khi có rủi ro xảy ra thì phải thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước, đây được xem như là một nghĩa vụ bắt buộc.
  • Công trái đem lại nguồn thu là tiền lãi. Đây là khoản thu cố định thường kỳ.

2. Phân loại công trái

Các loại trái phiếu

Công trái được chia làm nhiều loại, căn cứ vào từng đặc điểm, chúng ta có thể phân chia các loại công trái như sau

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

  • Công trái trong nước
  • Công trái ngoài nước

Căn cứ vào thời hạn thanh toán nợ vay

  • Công trái ngắn hạn (dưới 1 năm)
  • Công trái trung hạn (từ 1 năm đến 5 năm)
  • Công trái dài hạn (từ 5 năm trở lên)

Căn cứ vào cấp chính quyền đứng ra tổ chức vay

  • Công trái của chính quyền trung ương (công trái Chính phủ)
  • Công trái của chính quyền địa phương.

Căn cứ theo quy định tại điều 10 Nghị định 01 năm 2011 của Chính phủ về các loại trái phiếu Chính phủ

  • Tín phiếu kho bạc: công trái có thời hạn dưới một năm được phát hành để huy động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước trong năm ngân sách;
  • Trái phiếu kho bạc: Công trái có thời hạn từ một năm trở lên, được ban hành để bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước và chỉ đầu tư phát triển;
  • Trái phiếu công trình: công trái có thời hạn từ một năm trở lên, nguồn vốn huy động được sử dụng để đầu tư cho từng công trình cụ thể. Công trái có thể chuyển nhượng hoặc không chuyển nhượng, công trái bằng tiền hoặc bằng hiện vật.

Các phương thức phát hành công trái

Theo điều 11 Nghị định 01 năm 2011 của Chính phủ, công trái sẽ được phát hành dưới các phương thức sau:

  • Đấu thầu phát hành trái phiếu.
  • Bảo lãnh phát hành trái phiếu.
  • Đại lý phát hành trái phiếu.
  • Bán lẻ trái phiếu.

Bộ Tài chính có trách nhiệm phải quy định chi tiết về trình tự và thủ tục phát hành các loại công trái

3. Đối tượng mua công trái

Như vậy thì đối tượng nào sẽ được quyền mua công trái từ Nhà nước, cũng tại điều 7 Nghị định 01/2011 đã quy định về những đối tượng được phép mua như sau:

  • Đối tượng mua trái phiếu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  • Tổ chức của Việt Nam không được sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp để mua trái phiếu.

Trên đây là một số thông tin nhằm giúp mọi người tăng sự hiểu biết đối với khái niệm công trái là gì, mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua địa chỉ bên dưới.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (774 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo