Công nhân viên chức là gì? Thông tin mới nhất năm 2024

Hiện nay, trong các cơ quan nhà nước có nhiều vị trí làm việc, tuyển dụng nhiều cá nhân vào làm việc. Những người này thường được gọi là công nhân viên chức. Vậy công nhân viên chức là gì? Pháp luật có quy định thế nào về vấn đề này? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Công nhân viên chức

Công nhân viên chức

I. Công nhân viên chức là gì?

Công nhân viên chức là thuật ngữ thường được sử dụng trên thực tế, trong văn bản quy phạm pháp luật không có thuật ngữ này. Theo đó, công nhân viên chức nhằm chỉ những người là công chức, viên chức được tuyển dụng, làm việc trong các cơ quan nhà nước.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Cán bộ công nhân viên là gì? (cập nhật 2023) hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Cán bộ công nhân viên là gì? (cập nhật 2023)

II. Nghĩa vụ của công nhân viên chức

  Công chức Viên chức
Nghĩa vụ chung - Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.

- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.

- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.

Nghĩa vụ trong công việc - Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước.

- Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao.

- Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao bảo đảm yêu cầu về thời gian và chất lượng.

- Phối hợp tốt với đồng nghiệp trong thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ.

- Chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm quyền.

- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.

- Khi phục vụ nhân dân, viên chức phải tuân thủ các quy định sau:

  • Có thái độ lịch sự, tôn trọng nhân dân;
  • Có tinh thần hợp tác, tác phong khiêm tốn;
  • Không hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân;
  • Chấp hành các quy định về đạo đức nghề nghiệp.

- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của công nhân viên chức đứng đầu, quản lý Người đứng đầu thực hiện thêm các nhiệm vụ:

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân;

- Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Người quản lý thực hiện thêm các nhiệm vụ:

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị theo đúng chức trách, thẩm quyền được giao;

-Thực hiện dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức nghề nghiệp trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

- Chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc quyền quản lý, phụ trách;

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, tài chính trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

- Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

III. Những điều công nhân viên chức không được làm

Công nhân viên chức

Công nhân viên chức

1. Đối với công chức:

Công chức không được làm những điều sau đây:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.

- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

- Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

- Làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

2. Đối với viên chức:

Viên chức không được làm những điều sau đây:

- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.

- Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.

- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

- Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

IV. Có nên làm công nhân viên chức hay không?

công nhân viên chức

Công nhân viên chức

1. Mục tiêu cá nhân:

Bạn cần xem xét mục tiêu sự nghiệp của mình. Nếu bạn có mong muốn phục vụ cộng đồng, đóng góp vào việc cải thiện xã hội, thì làm công nhân viên chức có thể là một lựa chọn tốt.

2. Ổn định công việc:

Công việc làm viên chức thường có lợi ích về ổn định công việc và bảo hiểm xã hội. Bạn sẽ có cơ hội được đóng góp vào hệ thống hành chính và cơ quan công quyền.

3. Lương và phúc lợi:

Công việc viên chức thường có lương ổn định và các khoản phúc lợi như bảo hiểm y tế, nghỉ phép, và hưu trí. Tuy nhiên, mức lương có thể không cao bằng một số ngành công nghiệp tư nhân.

4. Quyền lực và trách nhiệm:

Làm viên chức thường đi kèm với quyền lực và trách nhiệm đối với quyết định và chính sách của cơ quan hoặc tổ chức mà bạn làm việc.

5. Phù hợp với kỹ năng và sở trường:

Cân nhắc xem công việc viên chức có phù hợp với kỹ năng, sở trường, và đam mê của bạn hay không.

6. Khả năng tự quản lý và tự quyết định:

Làm công nhân viên chức thường đòi hỏi tuân thủ các quy định và chính sách. Nếu bạn ưa tự do và tự quyết định trong công việc, có thể bạn cần xem xét lại.

7. Tầm nhìn dài hạn:

Xem xét tầm nhìn dài hạn của bạn. Có thể bạn muốn bắt đầu làm công nhân viên chức để tích luỹ kinh nghiệm và sau đó chuyển sang ngành tư nhân hoặc khởi nghiệp.

V. Cơ sở pháp lý

Luật Viên chức 2010

Luật Cán bộ công chức 2008

Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019

VI. Mọi nười cũng hỏi

1. Giáo viên là công chức hay viên chức?

Giáo viên của các trường Công lập là viên chức, còn những người giữ cương vị lãnh đạo sẽ là công chức.

2. Công an là công chức hay viên chức?

Công an là công dân Việt Nam có kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành được vào làm trong Nhà nước thông qua hình thức thi tuyển. Do đó, công an là viên chức, không phải công chức nhà nước.

3. Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về công nhân viên chức là gì không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về công nhân viên chức là gì uy tín, trọn gói cho khách hàng.

4. Chi phí dịch vụ tư vấn về công nhân viên chức là gì của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trên đây là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi công nhân viên chức là gì mà chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Kiến thức: Công nhân viên chức
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (450 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo