Cán bộ công nhân viên là gì? (cập nhật 2024)

Khi nhắc đến cán bộ công nhân viên, thông thường chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những người làm trong cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, cách hiểu về cụm danh từ này vẫn còn mang tính chung chung chưa rõ ràng. Vậy Cán bộ công nhân viên là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Cán bộ công nhân viên là gì? (cập nhật 2022).

Tim Viec Lam Timviec365.vn

Cán bộ công nhân viên là gì? (cập nhật 2022)

1. Cán bộ công nhân viên là gì?

Cán bộ công nhân viên là cách gọi thực tế, vắn tắt của nhiều người về những người giữ chức vụ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tức là cán bộ, công chức, viên chức.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chức vụ trên được gọi là cán bộ, công chức, viên chức.

Cán bộ là chức vụ được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Theo đó, ta có thể hiểu cán bộ là người có quốc tịch Việt Nam. Cán bộ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước, cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến địa phương.

Cán bộ thực hiện công việc theo nhiệm kỳ, được hưởng biên chế, hưởng hương từ ngân sách nhà nước.

Công chức  là chức danh được quy định tại khoản Điều 4 Luật cán bộ, công chức năm 2008. Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; trong đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội. Công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Viên chức là chức danh được quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2010. Viên chức là người có quốc tịch Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm theo chế độ hợp đồng lao động, hưởng lương theo quỹ lương tại đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Quy định về cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010 (Sửa đổi bởi Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019), cán bộ, công chức, viên chức được hiểu như sau:

Thứ nhất, cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Thứ hai, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Thứ ba, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Viên chức được phân loại theo quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2012/NĐ-CP như sau:

Một là, theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau:

– Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật viên chức;

– Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Hai là, theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau:

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III;

– Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV.

3. Cán bộ công nhân viên có được tham gia vào hoạt động nào của doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Điều 20 Luật cán bộ công chức 2008; Luật viên chức 2010; Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014; Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng thì cán bộ, công chức không được tham gia các hoạt động của doanh nghiệp như: Thành lập, tham gia thành lập, quản lý điều hành doanh nghiệp; làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

Ngoài ra, cán bộ, công chức cũng không được kinh doanh trong lĩnh vực mà mình đã từng giữ chức vụ quản lý trong một thời hạn nhất định trước đây hoặc góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề mà người đó trực tiếp quản lý.

Căn cứ những quy định trên thì cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp.

Trường hợp là vợ hoặc chồng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng không được góp vốn vào doanh nghiệp mà người đó trực tiếp quản lý.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Cán bộ công nhân viên là gì? (cập nhật 2022). Qua viết này, các thắc mắc về Cán bộ công nhân viên là gì? cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1134 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo