Công chứng viên là gì? (Cập nhật 2024)

Công chứng là một trong những thủ tục cần thiết để đảm bảo và thực hiện các thủ tục khác của pháp luật. Vậy công chứng là gì? Người thực hiện việc công chứng hay công chứng viên là gì? Tiêu chuẩn của một người công chứng viên là như thế nào? Những hành vi và trường hợp bị cấm đối với công chứng viên là gì? Sau đây, ACC xin cung cấp một số thông tin để giúp làm rõ khái niệm công chứng viên là gì. Mời bạn cùng theo dõi.

Công chứng viên là gì
Công chứng viên là gì

1. Công chứng là gì? Công chứng viên là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì công chứng được định nghĩa "là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng". Theo đó, công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

2. Tiêu chuẩn của công chứng viên

Để có thể được xem xét và bổ nhiệm thành một công chứng viên thì cần phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có bằng cử nhân luật;
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng theo quy định;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
  • Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.

3. Công chứng viên không được bổ nhiệm trong những trường hợp nào?

Bên cạnh việc đảm bảo các tiêu chuẩn như đã liệt kê, để được bổ nhiệm công chứng viên thì đối tượng đó cũng không thể thuộc một trong các trường hợp pháp luật không cho phép. Cụ thể:

  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý;
  • Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
  • Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

4. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với công chứng viên là gì?

Với vị trí là một công chứng viên, người đảm nhận vai trò này không được phép thực hiện các hành vi sau đây:

  • Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
  • Sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức;
  • Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
  • Thực hiện việc xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích theo quy định;
  • Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;
  • Gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
  • Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận;
  • Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;
  • Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình;
  • Thực hiện việc cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
  • Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
  • Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
  • Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
  • Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Tham khảo thêm về Văn phòng công chứng là gì, cũng như dịch vụ công chứng uy tín tại đây.

Trên đây là một số thông tin pháp lý có liên quan đến Công chứng viên là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo