Thủ Tục Công Chứng Hợp Đồng Ủy Quyền (Cập Nhật 2024)

Hợp đồng ủy quyền ngày càng trở nên phổ biến trong các lĩnh vực khác nhau. Đây được coi là một dạng của hợp đồng dân sự thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về việc bên được ủy quyền nhân danh bên ủy quyền thực hiện công việc thay mình. Nhiều thắc mắc về việc có cần công chứng hợp đồng ủy quyền hay không? Thủ tục thực hiện như thế nào? Trong bài viết này, Công ty luật ACC sẽ đưa ra những lý giải để giúp làm rõ về vấn đề này.

Công chứng hợp đồng ủy quyền
Công chứng hợp đồng ủy quyền

1. Phân biệt hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền

Để tìm được câu trả lời rằng Hợp đồng ủy quyền có cần công chứng hay không thì trước hết chúng ta cần phải hiểu và phân biệt được thủ tục công chứng giấy ủy quyền.

1.1 Giấy ủy quyền

- Giấy ủy quyền là một hình thức ủy quyền dưới dạng hành vi pháp lý đơn phương.

- Người ủy quyền sẽ tự lập giấy ủy quyền mà không cần sự có mặt của người được ủy quyền. 

- Được sử dụng đối với những trường hợp ủy quyền không tính thù lao, lấy uy tín và sự tin tưởng làm cơ sở để thực hiện ủy quyền.

1.2 Hợp đồng ủy quyền

- Hợp đồng ủy quyền ghi nhận sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền về nội dung ủy quyền, thù lao, thời gian...

- Do đó, chỉ khi bên được ủy quyền đồng ý thực hiện thì mới có thể lập hợp đồng ủy quyền và hai bên phải cùng ký vào hợp đồng.

- Được pháp luật quy định cụ thể tại: Bộ luật dân sự, Luật công chứng...

Điều kiện, thủ tục và lệ phí cấp phép chững chỉ hành nghề xây dựng được quy định như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

2. Những quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền

2.1 Quy định chung

Quy định về công chứng hợp đồng uỷ quyền đưa ra những yêu cầu về nội dung, hình thức...của hợp đồng ủy quyền làm cơ sở để công chứng viên đánh giá nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội và ghi lời chứng.

- Nội dung ủy quyền không được vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội.

- Hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực thì mới có giá trị pháp lý.

- Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

2.2 Quy định riêng

- Khi công chứng hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

- Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng:

+ Bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền.

+ Bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Điều kiện, thủ tục và lệ phí cấp phép chững chỉ hành nghề xây dựng được quy định như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng

3. Thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền

3.1 Hồ sơ công chứng

Thành phần hồ sơ đề nghị công chứng hợp đồng ủy quyền bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

- Phiếu yêu cầu công chứng

- Dự thảo hợp đồng ủy quyền

- Giấy tờ bên uỷ quyền phải cung cấp:

+ CMND, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (Bản sao).

+ Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn (Bản sao).

- Trường hợp có liên quan đến thủ tục công chứng giấy ủy quyền nhà đất:

+ Giấy chứng nhận quyền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. (Bản sao)

+ Giấy tờ xác minh tài sản chung, tài sản riêng: Thoả thuận tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, Hợp đồng tặng cho, Phân chia di sản thừa kế…

- Giấy tờ bên nhận uỷ quyền phải cung cấp:

+ MND, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (Bản sao).

+ Trường hợp là tổ chức: Quyết định thành lập, Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp...

3.2 Trình tự thực hiện

Căn cứ theo Điều 40, Điều 41, Luật Công chứng năm 2014 quy định trình tự công chứng hợp đồng uỷ quyền như sau:

Bước 1: Lập đủ hồ sơ đề nghị công chứng trên và nộp tại tổ chức hành nghề công chứng

Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra xem đủ điều kiện hay không.

Bước 3: Thẩm định nội dung, tính hợp lệ và yêu cầu các bên ký xác nhận từng trang.

Bước 4: Nộp lệ phí và nhận kết quả hợp đồng ủy quyền có lời chứng.

Trên đây là hướng dẫn của Công ty luật ACC về thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin hãy liên hệ với chúng tôi. ACC Group cam kết đem lại cho khách hàng  những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệp với chi phí hợp lý với chất lượng dịch vụ. 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (884 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo