Sau khi thực hiện thỏa thuận mua bán nhà đất và trước khi chuyển nhượng quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì các bên thường hay lập hợp đồng đặt cọc. Mục đích của việc đặt cọc là nhằm đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng mua bán đã giao kèo và chuyển nhượng. Vậy công chứng hợp đồng đặt cọc có bắt buộc không? Thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất theo quy định của pháp luật như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin liên quan trong bài viết sau đây nhé!
1. Có cần công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất hay không?
Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên thường lập hợp đồng đặt cọc nhằm đảm bảo thực hiện những giao kèo chuyển nhượng và thực hiện hợp đồng.
Theo đó, một bên sẽ đưa một khoản tiền, kim khí quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) cho bên còn lại để thực hiện hợp đồng đặt cọc.
Vậy công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có bắt buộc phải thực hiện hay không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 về những hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực thì hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất không nằm trong những loại đã liệt kê. Do đó, có thể hiểu rằng việc công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất là không bắt buộc mà tùy theo sự lựa chọn của các bên nhằm tránh các rủi ro tranh chấp có thể phát sinh.
Đồng thời, theo quy định của BLDS 2015 thì hợp đồng đặt cọc có hiệu lực khi đảm bảo các điều kiện sau mà không cần phải công chứng, chứng thực:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện.
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Tham khảo thêm về Công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất tại đây.
2. Công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây trước khi công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất:
- Phiếu yêu cầu công chứng: có liệt kê các thông tin như họ tên, địa chỉ của người nộp, nội dung công chứng hợp đồng đặt cọc, danh mục giấy tờ có liên quan,…;
- Dự thảo hợp đồng đặt cọc;
- Bản sao CMND hoặc CCCD hoặc hộ khẩu của người yêu cầu;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (nếu có);
- Các giấy tờ có liên quan (nếu có).
3. Cơ quan thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc
Cơ quan thực hiện việc công chứng hợp đồng đặt cọc là tổ chức hành nghề công chứng như Phòng Công chứng, Văn phòng công chứng.
4. Thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất được thực hiện theo các bước sau đây.
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Người yêu cầu sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã đề cập và nộp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ
Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý.
Bước 3: Hướng dẫn các quy định có liên quan
Sau khi hồ sơ được thụ lý, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng, thực hiện hợp đồng đặt cọc, quyền và nghĩa vụ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của người yêu cầu khi tham gia hợp đồng này.
Bước 4: Làm rõ các vấn đề còn vướng mắc nếu có
Trường hợp Công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay có các dấu hiệu không đáp ứng điều kiện công chứng thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu không tuân thủ thì có quyền từ chối công chứng.
Bước 5: Kiểm tra dự thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức và yêu cầu các điều chỉnh phù hợp nếu cần thiết.
Bước 6: Ký và xuất trình bản chính giấy tờ
Ở bước này, người yêu cầu sẽ đọc lại dự thảo hợp đồng. Nếu đồng ý thì tiến hành ký xác nhận. Đồng thời xuất trình bản chính các giấy tờ cho Công chứng viên.
Sau khi đã đối chiếu thì Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng được công chứng.
Cuối cùng, người yêu cầu sẽ được nhận kết quả công chứng.
5. Một số câu hỏi thường gặp
Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?
ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.
Thời gian ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao lâu?
Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.
Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.
Đặt cọc gì?
Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC, chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
✅ Thủ tục: | ⭕ Công chứng hợp đồng đặt cọc |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận