Khi đi xin việc vào các cơ quan nhà nước, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến phiếu lý lịch tư pháp. Vậy công chức cần làm phiếu lý lịch tư pháp số mấy? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này. Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm về thông tin này nhé.

Công chức cần làm phiếu lý lịch tư pháp số mấy?
1. Phiếu lý lịch tư pháp dùng vào việc gì?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp hiện hành: “Phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”
Có thể thấy, mục đích các nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp là nhằm giúp đánh giá được ứng viên là người như thế nào, hiện đang có án tích hay không.
Theo Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp hiện hành, Phiếu lý lịch tư pháp gồm có:
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.
2. Công chức làm phiếu lý lịch tư pháp số mấy?
Tại Điều 5 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về đối tượng quản lý lý lịch tư pháp như sau:
- Công dân Việt Nam bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam, Toà án nước ngoài mà trích lục bản án hoặc trích lục án tích của người bị kết án được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cung cấp theo điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
- Công dân Việt Nam, người nước ngoài bị Tòa án Việt Nam cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong quyết định tuyên bố phá sản đã có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, có 02 loại Phiếu Lý lịch tư pháp hiện đang được các cơ quan tư pháp cấp. Đó là:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 của Luật này, tức là cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt , cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này (tức là cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử
3. Thời hạn của Phiếu LLTP là bao lâu?
– Hiện nay, Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể thời hạn lý lịch tư pháp là bao lâu.
– Thời hạn này chỉ được đề cập trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh lý lịch tư pháp của cá nhân, Ví dụ:
+ Hồ sơ xin nhập, thôi và trở lại quốc tịch Việt Nam phải có phiếu LLTP được cấp không quá 90 ngày ( 03 tháng ).
+ Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước phải có phiếu LLTP được cấp không quá 06 tháng.
+ Chạy Grap, hồ sơ xin việc, kết hôn … với người nước ngoài phải có phiếu LLTP được cấp không quá 06 tháng.
+ Phiếu LLTP của người nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ở nước ngoài có giá trị sử dụng tại Cục Con nuôi nếu được cấp chưa quá 12 tháng.
4. Chuẩn bị Hồ sơ làm lý lịch tư pháp

Chuẩn bị Hồ sơ làm lý lịch tư pháp
– Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP (Mẫu số 03/TT-LLTP).
+ Tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP trong trường hợp ủy quyền (Mẫu số 04/TT-LLTP).
+ Tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP trong trường hợp dùng cho cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, xã hội (Mẫu số 05a/TT-LLTP).
+ Tờ khai yêu cầu cấp phiếu LLTP trong trường hợp dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng (Mẫu số 05b/TT-LLTP).
– Bản sao Giấy CMND/ hoặc thẻ CCCD/ hoặc Hộ chiếu.
5. Thủ tục làm lý lịch tư pháp
– Công dân Việt Nam nộp hồ sơ tại Trung tâm LLTP quốc gia, hoặc Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại TT LLTP quốc gia, Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì chỉ nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
– Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 01 để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì gửi văn bản yêu cầu đến TT LLTP quốc gia, hoặc Sở Tư pháp nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.
– Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì gửi đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
5.1. Thời gian xin cấp Phiếu LLTP?
– Thời gian giải quyết thủ tục cấp Phiếu LLTP là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ cần xác minh nhiều nơi thì thời hạn không quá 20 ngày làm việc
5.2. Thành phần hồ sơ xin lý lịch tư pháp
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
- Bản sao CMND/ thẻ Căn cước công dân / hộ chiếu của người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
- Bản sao hộ khẩu / sổ tạm trú / giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp (cần có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc có bản chính đối chiếu);
- Nếu thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm phí làm lý lịch tư pháp thì phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.
- Trường hợp ủy quyền cho người khác làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1, cần nộp thêm:
+ Văn bản ủy quyền có công chứng (nếu người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần);
+ Bản sao CMND / thẻ Căn cước công dân / hộ chiếu của người được ủy quyền
Riêng người muốn xin Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục thay.
Trên đây là bài viết về Công chức làm phiếu lý lịch tư pháp số mấy? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận