Công bố thực phẩm là gì?

Từ lâu, công bố thực phẩm không phải là một khái niệm quá mới nhưng nó lại được cần thiết bởi vì tính an toàn của thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thực phẩm được sản xuất trong nước hay do nhập khẩu đều phải đảm bảo quy chuẩn quốc gia được Bộ Y tế và các cơ quan khác quy định

1. Công bố thực phẩm là gì?

Công bố thực phẩm hay được hiểu là công khai chất lượng thực phẩm, là một trong các nghĩa vụ của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hoặc nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài cho người tiêu dùng sử dụng, tiến hành đăng ký hoặc tự công khai thông tin sản phẩm trước khi lưu hành tự do trên thị trường Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản, công bố chất lượng sản phẩm chính là việc các cá nhân, tổ chức cần phải làm để có trong tay giấy phép lưu hành sản phẩm trên thị trường

Công bố sản phẩm, hay còn hiểu là công bố chất lượng sản phẩm là một trong các nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết tại bài viết: Thủ tục công bố sản phẩm

2. Tại sao cần phải công bố thực phẩm?

Đây là một trong vấn đề thuộc quản lý Nhà nước ở lĩnh vực Thực phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, việc phải công bố thực phẩm bắt nguồn từ các nguyên nhân chính sau đây:

- Bảo vệ người tiêu dùng trong việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Khi đặt trong mối tương quan với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm, họ lại là bên yếu thế bởi những gì họ nhận chỉ là thành phẩm mà không biết sản phẩm được sản xuất thế nào, quy trình ra sao, nguyên liệu gì cho nên phải công bố thực phẩm để biết chất lượng như nào mới có thể tin tưởng và sử dụng.

- Đảm bảo uy tín doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh: Có thể nói, đối với một doanh nghiệp, việc tạo dựng uy tín, thương hiệu là vô cùng quan trọng mà phần nhiều việc đánh giá lại dựa trên thái độ của người tiêu dùng đối với thực phẩm do mình sản xuất hoặc nhập khẩu. Khi công bố thực phẩm với cơ quan chức nhà nước chính là việc doanh nghiệp khẳng định cho người tiêu dùng thấy được các thực phẩm của mình đã đạt tiêu chuẩn theo quy định và điều này sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

- Nâng cao hiệu quả cạnh tranh của nền kinh tế: Thị trường là sự tổng hòa của nhiều yếu tố mà trong đó, tâm lý của người tiêu dùng luôn lựa chọn sản phẩm chất lượng, được công bố hơn là sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do vậy, việc công bố thực phẩm sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh, nhanh chóng chiếm được lượng khách hàng lớn để vượt qua các đối thủ cùng kinh doanh một mặt hàng nhất định

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Khi đã có thương hiệu và tạo dựng được uy tín với người tiêu dùng, sẽ khẳng định một lượng khách hàng nhất định và có doanh số bán hàng ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó khi công bố thực phẩm, chất lượng thực phẩm của doanh nghiệp ổn định và được cải tiến ngày càng tốt hơn đồng thời có kế hoạch tối ưu chi phí trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt hơn

3. Những thực phẩm nào cần phải công bố?

Các thực phẩm được công bố quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ về  chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm, bao gồm những sản phẩm sau:

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

- Thực phẩm dinh dưỡng, dùng cho chế độ ăn đặc biệt, dùng riêng cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi

- Các loại phụ gia thực phẩm có công thức mới, không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ y tế hoặc không có trong danh mục phụ gia được phép sử đụng trong thực phẩm.

Các thực phẩm còn lại, gồm cả thực phẩm thường thì doanh nghiệp sẽ được phép tự công bố sản phẩm.

4. Hướng dẫn công bố thực phẩm theo quy định mới nhất

Bước 1: Soạn thảo bộ hồ sơ chuẩn được quy định

  1. Đối với hồ sơ tự công bố sản phẩm

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

  1. Đối với hồ sơ của sản phẩm nhập khẩu phải đăng ký

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự)

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

  1. Đối với hồ sơ của sản phẩm sản xuất trong nước phải đăng ký

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tại các cơ quan sau

  1. Đối với nơi nộp sản phẩm tự công bố

- Phương tiện thông tin đại chúng; Trang thông tin điện tử của mình; Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân

- Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định

  1. Đối với nơi nộp sản phẩm công bố đăng ký

- Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận công bố chất lượng sản phẩm được cấp bởi các cơ quan nói trên

Giấy chứng nhận công bố sản phẩm có thời hạn như sau:

- 05 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh có một trong các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến: HACCP, ISO 22000 hoặc tương đương

- 03 năm đối với sản phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh không có các chứng chỉ trên

5. Dịch vụ tư vấn công bố thực phẩm của Luật ACC

Khi lựa chọn Luật ACC là bên cung cấp dịch vụ, quý khách hàng sẽ nhận được thực hiện tư vấn về các vấn đề về công bố thực phẩm, từ soạn thảo, nộp hồ sơ đến nhận kết quả cùng những lợi ích kèm theo như:

- Được tư vấn về các vấn đề trước khi thực hiện thủ tục công bố thực phẩm

- Có đội ngũ thực hiện dịch vụ có kinh nghiệm và chuyên môn

- Không mất chi phí đi lại và giá dịch vụ linh hoạt

- Thực hiện các vấn đề khác dựa trên yêu cầu của quý khách ngoài yêu cầu chính về công bố thực phẩm

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (440 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo