Giấy công bố sản phẩm tiếng anh là gì? [Cập nhật 2024]

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải công bố sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường Việt Nam. Tuỳ vào mặt hàng, sản phẩm sẽ thực hiện thủ tục tự công bố hoặc đăng ký công bố. Vậy công bố sản phẩm là gì? Tự công bố sản phẩm là gì? Giấy công bố sản phẩm tiếng anh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải công bố sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường Việt Nam. Tuỳ vào mặt hàng, sản phẩm sẽ thực hiện thủ tục tự công bố hoặc đăng ký công bố. Vậy công bố sản phẩm là gì? Tự công bố sản phẩm là gì? Giấy công bố sản phẩm tiếng anh là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giay Cong Bo San Pham Tieng Anh La Gi

Giấy công bố sản phẩm tiếng anh là gì?

1. Giấy công bố sản phẩm tiếng anh là gì?

Giấy công bố sản phẩm là kết quả của thủ tục công bố sản phẩm, cả với trường hợp tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký công bố đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định đối với từng sản phẩm do mình quản lý. Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục cần thiết để các sản phẩm của mình, gồm sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường và tới tay người tiêu dùng. Mục đích của giấy công bố sản phẩm là đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho người dùng và sử dụng sản phẩm và là căn cứ để xử phạt hành chính nếu có sai phạm

Từ định nghĩa này, có thể hiểu giấy công bố sản phẩm tiếng anh là kết quả của thủ tục công bố sản phẩm, cả với trường hợp tự công bố sản phẩm hoặc đăng ký công bố đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định đối với từng sản phẩm do mình quản lý. Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục cần thiết để các sản phẩm của mình, gồm sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu hay sản xuất trong nước được phép lưu hành trên thị trường và tới tay người tiêu dùng nhưng được thể với ngôn ngữ là Tiếng Anh. Thông thường, mục đích của giấy công bố sản phẩm tiếng anh thường được sử dụng với kinh doanh ở nước ngoài hoặc với tổ chức, cá nhân nước ngoài

- Bản tự công bố sản phẩm tiếng Anh là: Product Self-declaration

- Giấy đăng ký bản công bố sản phẩm tiếng Anh là: Product Disclosure

Công bố sản phẩm, hay còn hiểu là công bố chất lượng sản phẩm là một trong các nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết tại bài viết: Thủ tục công bố sản phẩm

2. Một số thủ tục liên quan đến công bố sản phẩm tiếng anh

2.1 Hồ sơ công bố sản phẩm tiếng anh, bao gồm các giấy tờ sau nhưng được dịch sang tiếng anh và có công chứng:

Đối với hồ sơ tự công bố sản phẩm

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Các giấy tờ khác nếu có phát sinh

Đối với hồ sơ của sản phẩm nhập khẩu phải đăng ký

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự)

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Đối với hồ sơ của sản phẩm sản xuất trong nước phải đăng ký

- Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân)

Đối với hồ sơ là sản phẩm dược, mỹ phẩm phải đăng ký công bố

- Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ)

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2011/TT-BYT

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

2.2 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ giấy phép công bố sản phẩm

  1. Đối với nơi nộp sản phẩm tự công bố sẽ có kết quả là bản tự công bố sản phẩm bằng tiếng anh

- Phương tiện thông tin đại chúng; Trang thông tin điện tử của mình; Niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân

- Công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm hoặc trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định

  1. Đối với nơi nộp sản phẩm công bố đăng ký sẽ có kết quả là giấy phép công bố sản phẩm

- Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi

  1. Đối với sản phẩm là dược, mĩ phẩm kết quả sẽ là giấy công bố mỹ phẩm hoặc phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

- Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: nộp tại Cục Quản lý dược – Bộ Y tế.

- Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước:nộp tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.

- Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị

3. Mẫu giấy phép công bố sản phẩm tiếng anh

 Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:

Form No. 01

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

————-

PRODUCT DISCLOSURE

No: ………………. / Business name / Year of publication

  1. Information about organizations and individuals that self-declare products

Name of organization or individual: ……………………………………. ………………………………………….. ……….

Address: ……………………………………….. ………………………………………….. ………………………..

Telephone: Fax: …………………….. ………………….

Email……………………………………….. ………………………………………….. …………………………..

Business code: ……………………………………… ………………………………………….. ……………

Number of Certificate of eligibility for food safety: ……………… .. Date of issue / Place of issue: ……………. (for establishments subject to the issue of Certificate of eligibility for food safety as prescribed).

  1. Information about product
  2.       Product’s name: …………………………………….. ………………………………………….. ………………
  3.       Ingredients: ……………………………………… ………………………………………….. …………………
  4.       Shelf life of the product: ………………………………….. ………………………………………….
  5.       Packing specifications and packaging materials: … ……………………………….
  6.       Name and address of the manufacturer of the product (in case of hiring the manufacturer):

………………………………………….. ………………………………………….. …………………………………..

III. Product label sample (attached to product label sample or expected product label sample)

Requirements for food safety

Food producers and traders meet food safety requirements according to:

– National technical regulation No ….; or

Circulars of ministries and branches; or

– Local technical regulations; or

– National standards (in the absence of national technical regulations, Circulars of Ministries, and local technical regulations); or

Standards of the International Food Standards Commission (Codex), Regional Standards, Foreign Standards (in the absence of national technical regulations, Circulars of Ministries, Technical Regulations method, national standard); or

– Attached manufacturer standards (in the absence of national technical regulations, Circulars of ministries, local technical regulations, National standards, Standards of the National Food Standards Committee Codex, Regional Standards, Foreign Standards).

We pledge to fully comply with the provisions of the law on food safety and take full responsibility for the legality of the announcement and the quality and safety of food for the published product. ./.

……………, day…. month…. year……..

4. Câu hỏi thường gặp

Sản phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm?

Điều 6 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh thực phẩm quy định Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

  1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

  2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

  3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ bao gồm nhưng nơi nào?

  • Nộp đến Bộ Y tế đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
  • Nộp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
  • Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm của cả Bộ Y tế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn nộp hồ sơ đến Bộ Y tế hoặc sản phẩm thuộc thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký của cơ quan nào thì nộp hồ sơ đăng ký đến cơ quan tiếp nhận đó.

Thẩm định hồ sơ đăng ký như thế nào?

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm định hồ sơ đăng ký trong thời hạn cụ thể.
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm chưa có trong danh mục phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe được thực hiện trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm những gì?

  1. Bản công bố sản phẩm theo mẫu;

  2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);

  3. Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

  4. Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

  5. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (704 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo