Anh Quân có thắc mắc:
Xin chào luật sư,
Xin luật sư vui lòng tư vấn giúp 2 vấn đề sau:
1. Theo tôi được biết, sau khi một trong hai người, vợ hoặc chồng, qua đời, người còn lại có quyền thay đổi di chúc trên 1/2 giá trị thừa kế của di chúc đã lập trước đó khi hai người còn sống. Có cách nào để tránh điều này không? (Giả sử cả hai vợ chồng đều thuận theo ý này trước khi lập di chúc)
2. Nếu ông, bà di chúc tài sản thừa kế cho cháu (vị thành niên) thì người giám hộ được chỉ định có quyền làm gì và không có quyền làm gì với tài sản được giám hộ? Người cho thừa kế cần phải làm gì để đảm bảo nguyên vẹn tài sản thừa kế cho người nhận thừa kế khi họ đủ 18 tuổi? Di chúc thừa kế có thể quy dịnh tuổi được nhận thừa kế của người nhận thừa kế vị thành niên hay không (già sử 30 tuổi)?
Xin cám ơn luật sư
Quân
Luật sư giải đáp:
1. Vấn đề di chúc
Theo quy định, người có tài sản có thể chuyển giao tài sản của mình cho người khác bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó có hai hình thức khá phổ biến là để lại tài sản theo di chúc và ký hợp đồng tặng cho. Sự khác biệt cơ bản giữa hai hình thức này là thời điểm phát sinh hiệu lực.
Di chúc: phát sinh hiệu lực từ thời điểm người để lại di chúc qua đời. Điều này đồng nghĩa việc người để lại di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung di chúc vào bất cứ thời điểm nào.
Hợp đồng tặng cho: phát sinh hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực, người tặng cho tài sản chỉ có quyền thay đổi nội dung hợp đồng tặng cho nếu được sự chấp thuận của người được tặng cho.
Như vậy để tránh người còn lại thay đổi di chúc đã lập, các bên có thể làm hợp đồng tặng cho.
2. Vấn đề giám hộ
Người giám hộ có quyền: sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ; được thanh toán những chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Người giám hộ không được làm: Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn khi không có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Không được thực hiện các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Trên thực tế, để đảm bảo nguyên vẹn tài sản thừa kế cho người nhận thừa kế khi họ đủ 18 tuổi, người lập di chúc có quyền chỉ định người quản lý di sản mà mình tin tưởng.
Thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực: Người lập di chúc hoàn toàn có quyền quy định thời điểm di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật.
Trân trọng.
Nội dung bài viết:
Bình luận