Hộp chống sốc phản vệ theo quy định tại Thông tư 51/2017/TT-BYT

Để nâng cao năng lực về xử trí sốc phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Trong bài viết này ACC mời bạn cùng tìm hiểu về Hộp chống sốc phản vệ theo quy định tại Thông tư 51/2017/TT-BYT

Hộp chống sốc phản vệ theo quy định tại Thông tư 51/2017/TT-BYT

1. Sốc phản vệ là gì?

Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau: (lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự)

1. Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

2. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

3. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp th.

c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

4. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tra cứu lịch sử tiêm chủng cho trẻ nhanh nhất.

2. Thành phần hộp chống sốc phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT

STT

HỘP CHỐNG SỐC THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 51/2017- TT – BYT

 

SỐ LƯỢNG

ĐƠN VỊ TÍNH

1 Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ (Phụ lục III, Phụ lục X)

1

Cái

2   Bơm kim tiêm 10ml

2

Cái

     Bơm kim tiêm 5ml

2

Cái

     Bơm kim tiêm 1ml

2

Cái

     Kim tiêm cái 02 pha thuốc

2

Cái

3 Bông tiệt trùng tẩm cồn

1

Cái

4 Dây garo

2

Cái

5 Adrenalin 1mg/1ml (IV)

5

Ống

6 Methylprednisolon 40mg(IV)

2

Ống

7 Diphenhydramin 10mg(IV)

5

Ống

8 Nước cất 10ml(IV)

3

Ống

9 Diphenhydramin 10 mg (IV)

5

Ống

Trang thiết bị y tế và thuốc tối thiểu cấp cứu phản vệ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

1. Oxy.

2. Bóng AMBU và mặt nạ người lớn và trẻ nhỏ.

3. Bơm xịt salbutamol.

4. Bộ đặt nội khí quản và/hoặc bộ mở khí quản và/hoặc mask thanh quản.

5. Nhũ dịch Lipid 20% lọ 100ml (02 lọ) đặt trong tủ thuốc cấp cứu tại nơi sử dụng thuốc gây tê, gây mê.

6. Các thuốc chống dị ứng đường uống.

7. Dịch truyền: natriclorid 0,9%./.

3. Chuẩn bị, dự phòng cấp cứu phản vệ

Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu, sẵn có để sử dụng cấp cứu phản vệ.

Nơi có sử dụng thuốc, xe tiêm phải được trang bị và sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu phản vệ. Thành phần hộp thuốc cấp cứu phản vệ theo quy định tại mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế theo quy định tại mục II Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Bác sĩ, nhân viên y tế phải nắm vng kiến thức và thực hành được cấp cứu phản vệ theo phác đ.

Trên các phương tiện giao thông công cộng máy bay, tàu thủy, tàu hỏa, cn trang bị hộp thuc cấp cứu phản vệ theo hướng dẫn tại mục I Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Câu hỏi thường gặp

Các văn bản nào được ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT?

Hướng dẫn chẩn đoán phản vệ tại Phụ lục I.

Hướng dẫn chẩn đoán mức độ phản vệ tại Phụ lục II.

Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ tại Phụ lục III.

Hướng dẫn xử trí phản vệ trong một số trường hợp đặc biệt tại Phụ lục IV.

Hộp thuốc cấp cứu phản vệ và trang thiết bị y tế tại Phụ lục V.

Hướng dẫn khai thác tiền sử dị ứng tại Phụ lục VI.

Mẫu thẻ theo dõi dị ứng tại Phụ lục VII.

Hướng dẫn chỉ định làm test da tại Phụ lục VIII.

Quy trình kỹ thuật test da tại Phụ lục IX.

Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ tại Phụ lục X.

Phản vệ có mấy mức độ?

Theo Thông tư 51/2017/TT-BYT thì phản vệ có 4 mức độ

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Trên đây là bài viết Hộp chống sốc phản vệ theo quy định tại Thông tư 51/2017/TT-BYT. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo