Để giải quyết vụ án hành chính pháp luật hành chính trao quyền cho các chủ thể thay mặt cho Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng. Các chủ thể này bao gồm các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Vậy cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm những cơ quan nào? Quý bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết và cụ thể.
Cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm những cơ quan nào?
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng
Các cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng hành chính bao gồm có Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dLuật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.ân. Về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân được quy định trogn Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
1.1 Tòa án nhân dân
Giống như các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, vai trò của Tòa án nhân dân trogn xét xử vụ án hành được quy định cụ thể tại Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Ngoài tư cách là một cơ quan tiến hành tố tụng hành chính, Tòa án nhân dân còn thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật tố tụng hành chính nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
1.2 Viện kiểm sát nhân dân
Theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoatjd odongj tư pháp trong phạm vi và trách nhiệm do pháp luật quy định. Tuy nhiên trên thực tế chức năng thực hành quyền công tố chỉ được áp dụng trong các vụ án hình sự, khi đó Viện kiểm sát đại diện cho nhà nước cáo buộc một người thực hiện hành vi phạm tội.
Trong tố tụng hành chính chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính một cách kịp thời, đúng pháp luật. Điều 25 Luật tố tụng hành chính quy định cụ thể về chức năng như sau:
- Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.
- Viện kiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
- Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.
2. Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng hành chính
Điều 22 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính như sau:
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự.
- Cơ quan tiến hành tố tụngchịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Các câu hỏi liên quan thường gặp
3.1 Người tiến hành tố tụng hành chính là gì?
Người THTT là người theo quy định của pháp luật có những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong việc giải quyết vụ án hành chính và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHC. Những người tiến hành TTHC gồm có: Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí Toà án, Thẩm tra viên, Viện trưởng Viện Kiểm sát, Kiểm sát viên và Kiểm tra viên.
3.2 Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử:
Bổ sung quyền, nghĩa vụ của đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ; bổ sung quy định trách nhiệm của Toà án trong việc hỗ trợ đương sự thu thập tài liệu, chứng cứ, tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng như: đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ.
Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ. Bổ sung quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ của đương sự; cụ thể là: Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết để họ thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.Quy định về thủ tục hỏi, trình bày chứng cứ, tranh luận tại phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm theo hướng công khai, minh bạch, dân chủ để vừa bảo đảm thực hiện đúng, đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm tố tụng của Toà án, người tham gia tố tụng theo đúng nguyên tắc tranh tụng, vừa bảo đảm phán quyết của Toà án khách quan, chính xác, đúng pháp luật trên cơ sở xem xét đầy đủ chứng cứ và kết quả tranh tụng.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm những cơ quan nào? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm những cơ quan nào? quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận