Đất trồng có mấy thành phần chính (chi tiết 2022)

Đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất. Nếu không có đất cuộc sống của con người rất khó khăn. Đất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm. Vậy đất trồng có mấy thành phần chính, hãy cùng Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1 Thanh Phan Cua Dat Trong Min
1. Khái niệm đất trồng là gì?
Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản. Đây là sản phẩm của quá trình biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt. Dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và các tác động của con người thì cũng đã tạo nên đất trồng có độ phì nhiêu tốt và từ đó giúp đất trồng đem đến hiệu quả lớn cho người nông dân.
2. Tầm quan trọng của đất đối với cây
Đất có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái của Trái đất. Không có đất, cuộc sống của con người rất khó khăn. Đất cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ, tất cả đều có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng để sản xuất thực phẩm. Đất chứa nhiều loại vi sinh vật. Giúp cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh và bệnh hại cây trồng.
Một khía cạnh quan trọng khác đó là khi đất khỏe mạnh sẽ góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng cách duy trì hoặc tăng carbon hữu cơ trong đất. Đất là cơ sở của hệ thống thức ăn và là nơi phát triển của tất cả các loài thực vật tạo ra thức ăn. Đất có màu mỡ thì cây mới phát triển tốt và cho năng suất cao. Đất là nơi cư trú của nhiều vi sinh vật thực vật có lợi. Các  vi sinh vật này thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cây và bảo vệ cây khỏi bệnh tật.
3. Thành phần chính của đất
Gồm 3 thành phần chính là: phần khí, phần lỏng và phần rắn
  • Phần khí: 
Phần khí của đất là không khí trong các kẽ hở của đất, cung cấp oxy cần thiết cho cây và làm cho đất tơi xốp. Không khí trong đất cũng chứa nitơ, oxy và carbon dioxide giống như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên, hàm lượng oxy và carbon dioxide trong đất không giống như trong khí quyển: không khí trong đất chứa ít oxy hơn và nhiều carbon dioxide hơn.
  • Phần chất lỏng: 
Phần chất lỏng của đất trồng là nước trong đất. Nước này có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng. Cụ thể, rễ cây hút nước và muối khoáng nhờ các lông hút, các lông hút hút muối khoáng cho cây. 
Bất kỳ loại cây nào cũng cần đủ nước để sống và phát triển, nếu thiếu nước cây  sẽ héo và chết.
  • Phần rắn: 
Phần rắn của đất chứa cả chất vô cơ và hữu cơ. Tùy theo loại đất mà tỷ lệ các chất này sẽ khác nhau, cụ thể: 
– Ở đất canh tác khô hạn: 5% chất hữu cơ và 95% chất vô cơ.  
– Trong đất than bùn: 90% chất hữu cơ.  
– Ở đất xám: 1% chất hữu cơ. 
Cả chất vô cơ và hữu cơ đều cần thiết cho đời sống thực vật. 
– Chất vô cơ là thành phần chính của đất với các chất hóa học H, C, S, K, P và N cần thiết cho cây trồng. 
Những yếu tố này chứa trong đất nhiều hơn đá, vì vậy đất có thể hỗ trợ thực vật. Một trong những sản phẩm cuối cùng của phong hóa đá gốc là các hạt đất dạng keo. Chúng có bản chất vô cơ với khả năng hấp phụ các chất độc hại trong đất, do đó làm giảm độc tính của những chất độc hại đối với cây trồng.
– Các chất hữu cơ sẽ ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất từ đó ảnh hưởng đến thực vật. 
+ Các chất hữu cơ có trong đất chính là nguồn thức ăn cho vi sinh vật, tham gia các phản ứng hoá học đồng thời ảnh hưởng đến các tính chất vật lý của đất.  
+ Một số chất hữu cơ tham gia vào quá trình phong hóa các chất khoáng để tạo thành đất.  
Một số vi khuẩn có trong đất có thể tạo ra đến axit 2-keto gluconic, nhằm phân giải ion kim loại phong hóa khoáng chất. 
+ Một số loại nấm mốc trong đất có thể tạo thành axit xitric, các axit hữu cơ khác giải phóng kali và các ion kim loại cần thiết cho cây. 
4. Các quy định pháp luật về đất trồng
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định thì đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. đất trồng cây hàng năm, trong đó:
  • Đất trồng cây hàng năm: Trong đất trồng cây hàng năm bao gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
  • Đất trồng cây lâu năm: là những loại đất trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm và trong thời gian dài: Ví dụ: cây dừa ,cà phê, tiêu, xoài…
Theo Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
+ Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
+ Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm
+ Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp
+ Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp
+ Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất
+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở
+ Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
– Khi chuyển mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
Theo Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:
– Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
– Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
– Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm muốn xây nhà thì phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét chấp thuận yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
– Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trên đây là bài viết về đất trồng có mấy thành phần chính. Hi vọng bài viết sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho quý bạn đọc. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo