Bộ và cơ quan ngang Bộ là những cơ quan thuộc bộ máy nhà nước của một quốc gia, thực hiện các vai trò, nhiệm vụ nhất định theo các quy định của pháp luật. Vậy hiện nay, trong tổ chức bộ máy nhà nước của Việt Nam, có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Khái niệm Bộ, cơ quan ngang bộ
Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 quy định cụ thể: Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc, cụ thể là:
“Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ. Theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các bộ, cơ quan ngang bộ. Việc thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.”
Đồng thời, theo Nghị định 101/2020/NĐ-CP quy định Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm: Vụ; Văn phòng; Thanh tra; Cục (nếu có); Tổng cục (nếu có); đơn vị sự nghiệp công lập.
Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng làm việc theo chế độ thủ trưởng và Quy chế làm việc của Chính phủ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng) giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ trường hợp đặc biệt.
Khi Bộ trưởng vắng mặt, một Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng điều hành và giải quyết công việc của Bộ.
Số lượng Thứ trưởng thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.
Căn cứ theo quy định tại Chương II Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, theo đó, Bộ có nhiệm vụ, quyền hạn về các vấn đề cụ thể như:
- Về pháp luật
- Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Về hợp tác quốc tế
- Về cải cách hành chính
- Về quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực
- Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác
- Về hội, tổ chức phi Chính phủ
- Về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập
- Về cán bộ, công chức, viên chức
- Về kiểm tra, thanh tra
- Về quản lý tài chính, tài sản
Về Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ được quy định tại Điều 5 Nghị định 123/2016/NĐ-CP như sau:
Hiện nay, trong bộ máy nhà nước của nước ta có tổng cộng 18 Bộ và 4 Cơ quan ngang Bộ.
2. Danh sách 18 Bộ và người đứng đầu
1. Bộ Quốc phòng do Ông Phan Văn Giang đứng đầu
2. Bộ Công an do Ông Tô Lâm
3. Bộ Ngoại giao do Ông Bùi Thanh Sơn đứng đầu Xem tại Nghị định 26/2017/NĐ-CP
4. Bộ Nội vụ do Bà Phạm Thị Thanh Trà đứng đầu Xem tại Nghị định 63/2022/NĐ-CP
5. Bộ Tư pháp do Ông Lê Thành Long đứng đầu Xem tại Nghị định 96/2017/NĐ-CP
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Ông Nguyễn Chí Dũng đứng đầu Xem tại Nghị định 86/2017/NĐ-CP
7. Bộ Tài chính do Ông Hồ Đức Phớc Xem tại Nghị định 87/2017/NĐ-CP
8. Bộ Công thương do Ông Nguyễn Hồng Diên Xem tại Nghị định 98/2017/NĐ-CP
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Ông Lê Minh Hoan Xem tại Nghị định 15/2017/NĐ-CP
10. Bộ Giao thông vận tải do Ông Nguyễn Văn Thể Xem tại Nghị định 56/2022/NĐ-CP
11. Bộ Xây dựng do Ông Nguyễn Thanh Nghị đứng đầu Xem tại Nghị định 81/2017/NĐ-CP
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường do Ông Trần Hồng Hà đứng đầu Xem tại Nghị định 36/2017/NĐ-CP
13. Bộ Thông tin và Truyền thông do Ông Nguyễn Mạnh Hùng đứng đầu Xem tại Nghị định 17/2017/NĐ-CP
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do Ông Đào Ngọc Dung đứng đầu Xem tại Nghị định 62/2022/NĐ-CP
15. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Ông Nguyễn Văn Hùng đứng đầu Xem tại Nghị định 79/2017/NĐ-CP
16. Bộ Khoa học và Công nghệ do Ông Huỳnh Thành Đạt đứng đầu Xem tại Nghị định 95/2017/NĐ-CP
17. Bộ Giáo dục và Đào tạo do Ông Nguyễn Kim Sơn đứng đầu Xem tại Nghị định 69/2017/NĐ-CP
18. Bộ Y tế do Bà Đào Hồng Lan đứng đầu Xem tại Nghị định 75/2017/NĐ-CP
3. Danh sách 04 cơ quan ngang Bộ và người đứng đầu
STT |
Cơ quan ngang Bộ | Người đứng đầu |
1 |
Ủy ban Dân tộc | Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Ông Hầu A Lềnh |
2 |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Bà Nguyễn Thị Hồng |
3 |
Thanh tra Chính phủ | Tổng Thanh tra Chính phủ: Ông Đoàn Hồng Phong |
4 |
Văn phòng Chính phủ | Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Ông Trần Văn Sơn |
>> Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước là gì?
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về có bao nhiêu bộ và cơ quan ngang bộ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
Hotline: 19003330
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận