Thứ trưởng là gì? Những thông tin có liên quan [2024]

Trong cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ thì bên cạnh Bộ trưởng, Thứ trưởng cũng giữ vị trí khá quan trọng trong việc thực hành nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Vậy Thứ trưởng là gì? Chức năng và nhiệm vụ của Thứ trưởng là gì? Để giúp mọi người tìm hiểu chi tiết về các vấn đề này, ACC xin cung cấp một số thông tin có liên quan trong bài viết sau đây.

Thứ Trưởng Là Gì?
Thứ Trưởng Là Gì?

I. Thứ trưởng là gì?

Thứ trưởng là một tước hiệu hoặc vị trí quan chức trong một tổ chức hoặc cơ quan chính phủ, thường ứng với vị trí lãnh đạo cao cấp. Vị trí này có thể tồn tại trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm các bộ ngành chính phủ, tổ chức quân đội, tổ chức phi chính phủ, và nhiều tổ chức khác.

Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao trong phạm vi toàn quốc.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Thứ trưởng thường trực Bộ Công an phải có cấp bậc hàm gì? hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Thứ trưởng thường trực Bộ Công an phải có cấp bậc hàm gì?

II. Quy định về số lượng Thứ trưởng

Theo đó, dưới chức vụ Bộ trưởng là Thứ trưởng. Căn cứ tại Điều 4 Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BNV Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ thì Thứ trưởng là người giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công. Đồng thời, Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Thứ trưởng không kiêm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, trừ một số trường hợp đặc biệt. Một Thứ trưởng sẽ được Bộ trưởng ủy nhiệm thay Bộ trưởng sẽ điều hành và giải quyết công việc của Bộ trong trường hợp Bộ trưởng vắng mặt.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định thì:

  • Số lượng Thứ trưởng cơ quan ngang bộ không quá 05;
  • Số lượng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao không quá 06.

Trong trường hợp do sáp nhập Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc do yêu cầu điều động, luân chuyển cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Thứ trưởng là gì?

Thứ trưởng là gì?

III. Nhiệm vụ của Thứ trưởng

Như đã đề cập, Thứ trưởng cũng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành Bộ, cơ quan ngang Bộ. Thứ trưởng giúp hỗ trợ Bộ trưởng trong việc chỉ đạo, xử lý các lĩnh vực công tác theo sự phân công của cấp trên. Ngoài ra, Thứ trưởng còn được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng nhằm giải quyết các công việc được giao. Đồng thời, cùng với quyền hạn là trách nhiệm to lớn trước Bộ trưởng và trước pháp luật về những quyết định, hành vi của bản thân Thứ trưởng.

IV. Trách nhiệm của Thứ trưởng

Trách nhiệm của Thứ trưởng thể hiện qua các công việc sau:

  • Chỉ đạo các đơn vị trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, phát triển các dự án liên quan đến chính sách, phát lệnh, pháp luật.
  • Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong quá trình thực hiện các quy định, dự án, chính sách từ cấp trên đưa ra. 
  • Thứ trưởng thường xuyên theo dõi ngành, đơn vị dưới sự chỉ đạo, phân công của các ngành tương ứng.
  • Trong trường hợp cần giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng và nhạy cảm, Bộ trưởng sẽ trực tiếp chỉ đạo. Khi đó thứ trưởng sẽ hỗ trợ, báo cáo và xin ý kiến liên tục.
  • Thứ trưởng theo dõi tổng hợp, chỉ đạo và hướng dẫn toàn ngành về chuyên môn cụ thể nào đó.
  • Thứ trưởng có trách nhiệm quán xuyến hoạt động tổng thể của Bộ nhằm xử lý những vấn đề phát sinh trên cơ sở được bộ phân công. Cần lưu ý Bộ trưởng và các Thứ trưởng cần phải phối hợp làm việc và tuân thủ Quy chế làm việc của Bộ.
Thứ trưởng là gì?

Thứ trưởng là gì?

V. Mọi người cũng hỏi

1. Thứ trưởng là gì?

Thứ trưởng là người giúp Bộ trưởng thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Bộ trưởng phân công. Đồng thời, Thứ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

2. Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

3. Thời gian giải quyết là bao lâu?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian giải quyết sẽ khác nhau. Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc, kể từ nhận được đầy đủ hồ sơ.

4. Khách hàng nên lựa chọn Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với giá cả hợp lý.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu Thứ trưởng là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với vấn đề bạn cần tìm hiểu. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức liên hệ phía dưới để được phản hồi và hỗ trợ kịp thời. ACC cam kết sẽ giúp quý khách có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp đến khách hàng của mình - ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

✅ Kiến thức: Thứ trưởng là gì
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (651 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo