Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Cập nhật 2023). Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Những giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất luôn được rất nhiều người quan tâm. Nhắc đến giao dịch quyền sử dụng đất, chúng ta thường nghe nhiều đến thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về thủ tục này theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Vậy Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất là gì? Cần chuẩn bị hồ sơ gì để làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất? Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất như nào? Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất mất thời gian bao lâu? Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cần nộp những khoản tiền gì?
1. Chuyển quyền sử dụng đất là gì?
Tại Khoản 10 Điều 3 Luật đất đai 2013, có quy định giải thích về chuyển quyền sử dụng đất như sau:
“10. Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.”
Bên chuyển giao đất và quyền sử dụng đất sẽ nhận được được số tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất theo thỏa thuận của hai bên.
Để tìm hiểu hơn về mẫu giấy chứng nhận kết hôn các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về mẫu giấy chứng nhận kết hôn nhé
2. Nguyên tắc chuyển quyền sử dụng đất
Bên cạnh việc nắm được khái niệm chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì, cần nắm được các nguyên tắc khi chuyển quyền sử dụng đất:
-
Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình hoặc các chủ thể khác sử dụng đất được pháp luật cho phép chuyển quyền sử dụng đất mới có thể chuyển quyền sử dụng đất.
-
Khi chuyển quyền sử dụng đất, các bên được thỏa thuận về nội dung Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, các nội dung phải phù hợp với quy định của Pháp luật cũng như Bộ luật dân sự.
-
Bên được chuyển quyền sử dụng đất phải sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất ở địa phương tại thời điểm chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
3. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Các điều kiện chuyển nhượng này đã được quy định cụ thể trong Luật đất đai năm 2013. Cụ thể, các điều kiện chung để có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:
-
Người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng với mảnh đất định chuyển nhượng.
-
Đất định chuyển nhượng không nằm trong diện tranh chấp
-
Quyền sử dụng đất không bị kê biên nhằm bảo đảm việc thi hành án
-
Mảnh đất định chuyển nhượng vẫn đang trong thời hạn sử dụng đất.
Bên cạnh đó, với các cá nhân hoặc hộ gia đình, các tổ chức kinh tế sử dụng đất do Nhà nước cho thuê có trả tiền hàng năm không có quyền chuyển nhượng, cho, tặng mà chỉ được tặng, cho, chuyển nhượng các tài sản gắn liền với đất thuê thuộc quyền sở hữu của mình.
Với các tổ chức kinh tế sử dụng đất do Nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm cũng không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Chỉ được phép bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn với đất; hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất đối với đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng đối với đất KCN, cụm CN, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế.
4. Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất gồm những gì?
Để thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, các bên tham gia chuyển quyền sử dụng đất cần phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (trừ trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên). Như vậy, với trường hợp phải thực hiện hoặc các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng có nhu cầu thì các bên cần chuẩn bị hồ sơ để thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển quyền và hồ sơ thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất như sau:
- Hồ sơ công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất:
- Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ; (trong trường hợp công chứng)
- Dự thảo hợp đồng giao dịch;(nếu có)
- Bản sao giấy tờ tùy thân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (CMND/CCCD/ Hộ chiếu,hộ khẩu)- với cá nhân; giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, CMND/CCCD/ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp- đối với tổ chức;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có . (giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy khai sinh,….)
Lưu ý: Có địa phương, tổ chức công chứng yêu cầu trước khi công chứng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, người yêu cầu công chứng phải nộp kết quả thẩm định, đo đạc trên thực địa đối với thửa đất sẽ chuyển nhượng (trong trường hợp các bên chọn công chứng hợp đồng chuyển nhượng)
Làm gì khi bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mời bạn đọc xem thêm bài viết Cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất gồm 2 trường hợp như sau:
*Trường hợp 1: Chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện "dồn điền đổi thửa" hồ sơ nộp chung cho các hộ gia đình, cá nhân gồm:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04đ/ĐK của từng hộ gia đình, cá nhân;
- Tờ khai lệ phí trước bạ 01/LPTB;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 03/BĐS-TNCN;
- Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp 02/SDDNN (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân có đất chịu thuế); Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp 03/SDDNN (áp dụng đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần)- tùy từng trường hợp để lựa chọn tờ khái thuế sử dụng đất phù hợp.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ hồng, Sổ đỏ) hoặc bản sao hợp đồng thế chấp đối với trường hợp đất đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
- Văn bản thỏa thuận về chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
- Phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp của UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) đã được UBND cấp huyện phê duyệt.
- Biên bản giao nhận ruộng đất theo phương án "dồn điền, đổi thửa" (nếu có).
Xem thêm các quy định chung về chuyển nhượng quyền sử dụng đất ruộng tại bài viết Thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp
* Trường hợp 2: Chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không thuộc trường hợp "dồn điền đổi thửa"; chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng hồ sơ nộp gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển quyền tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau: "Nhận ... (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất) ...m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là ... m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là ... m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)";
- Tờ khai lệ phí trước bạ 01/LPTB;
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 03/BĐS-TNCN;
- Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp 02/SDDNN (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân có đất chịu thuế); Tờ khai thuế sử dụng đất nông nghiệp 03/SDDNN (áp dụng đối với đất trồng cây lâu năm thu hoạch một lần); Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 01/TK-SDDPNN (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trừ chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất); Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 02/TK-SDDPNN (áp dụng đối với tổ chức); Tờ khai tổng hợp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 03/TKTH-SDDPNN (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân kê khai tổng hợp đất ở); Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 04/TK-SDDPNN (áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất) - tùy từng trường hợp để lựa chọn tờ khai thuế sử dụng đất phù hợp.
- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.
Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
( Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT; Điều 44,45 Luật Quản lý thuế 2019; Điều 10, 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP; các quy định về khai thuế liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất tại Thông tư 80/2021/TT-BTC).
5. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khi lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất đảm bảo đầy đủ những nội dung chính sau:
-
Thông tin các bên: Họ và tên, số CMND, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, SĐT,...
Trong trường hợp đất chuẩn bị chuyển nhượng thuộc quyền sử dụng chung của vợ chồng thì phần bên chuyển nhượng phải có đầy đủ sự chấp thuận, chữ ký của cả hai vợ chồng.
Nếu đất chuyển nhượng thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người cũng cần sự đồng thuận và chữ ký của các đồng sử dụng hoặc người đại diện.
-
Thông tin đất chuyển nhượng: Loại đất, vị trí, diện tích, thời hạn sử dụng
-
Giá chuyển nhượng: Giá chuyển nhượng này do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
-
Phương thức thời hạn thanh toán: Bên nhận chuyển nhượng có cần đặt cọc không? Thanh toán một lần hay thanh toán thánh nhiều lần? Trả bằng hình thức nào, tiền mặt, vàng hay chuyển khoản?...
-
Cách xử lý khi vi phạm hợp đồng: Trách nhiệm các bên khi không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán, bàn giao đất,...
6.Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất như nào?
Với từng trường hợp chuyển quyền sử dụng đất sẽ cần theo trình tự, thủ tục nhất định. Cụ thể:
*Trường hợp 1: Chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện "dồn điền đổi thửa" . Căn cứ Điều 78 Nghị định 43/2014/NĐ-CP , Khoản 25 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP có quy định rất rõ về trình tự, thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để thực hiện “dồn điền đổi thửa” như sau:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Ủy ban nhân dân cấp xã lập phương án chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho toàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả tiến độ thời gian thực hiện chuyển đổi) và gửi phương án đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra phương án trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức cho các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi ruộng đất theo phương án được duyệt.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận nội dung thay đổi vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người đã thực hiện xong “dồn điền đổi thửa” theo phương án được duyệt;
c) Lập hoặc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất tại xã, phường, thị trấn nơi có đất.
Trường hợp người sử dụng đất đang thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng thì người sử dụng đất nộp bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho Giấy chứng nhận đã cấp để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận mới. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp. Việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng; người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp; tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.
* Trường hợp 2: Chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không thuộc trường hợp "dồn điền đổi thửa"; chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cách 1: Nộp tại UBND cấp xã nơi có đất cần chuyển nhượng nếu có nhu cầu với hộ gia đình, cá nhân.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã nơi có đất cần chuyển nhượng
- Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nộp tại địa điểm theo theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì căn cứ quy định cụ thể do UBND cấp tỉnh của địa phương ban hành mà người thực hiện thủ tục nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký đất đại, chi nhánh văn phòng đăng ký đất hoặc nộp tại địa điểm theo theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức nếu chưa có Văn phòng đăng ký đất đai.
(theo Căn cứ Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/20120 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghi định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai).
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ và đưa phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ sửa, bổ sung theo đúng quy định.
(Theo Khoản 4 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai)
Bước 4: Giải quyết yêu cầu
Bước 5: Thức hiện nghĩa vụ tài chính theo thông báo của cơ quan thuế
Người nộp hồ sơ sẽ nộp nghĩa vụ tài chính theo thời gian, địa điểm tại thông báo của cơ quan thuế (trừ trường hợp không phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn nghĩa vụ tài chính)
Bước 6: Trả kết quả
Người nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả giải quyết theo thời gian, địa điểm theo phiếu tiếp nhận do bộ phận tiếp nhận đưa khi nộp hồ sơ.
7. Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất mất thời gian bao lâu?
Tùy từng trường hợp hình thức chuyển quyền sử dụng đất mà thời gian thực hiện đã được quy định rất cụ thể tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
- Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng của tổ chức đầu tư xây dựng là không quá 30 ngày;
- Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày;
- Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng là không quá 10 ngày;
Thời gian trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời gian này không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.
8. Làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cần nộp những khoản tiền gì?
Khi thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng, cần phải nộp những khoản tiền sau:
- Phí photo, công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (trong trường hợp hợp đồng bắt buộc công chứng hoặc chứng thực hoặc các bên trong quan hệ chuyển quyền sử dụng đất có nhu cầu công chứng hoặc chứng thực hợp đồng);
- Lệ phí trước bạ (trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn theo quy định hiện hành);
- Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân được hưởng thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất hoặc thu nhập doanh nghiệp khi doanh nghiệp được hưởng thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất (trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn theo quy định hiện hành) ;
- Lệ phí thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDD (do HĐND cấp tỉnh tại từng địa phương quyết định khác nhau);
- Lệ phí cấp GCNQSDĐ (do HĐND cấp tỉnh tại từng địa phương quyết định khác nhau).
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Cập nhật 2022). Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
9. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc
9.1.Chủ đất mới nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có bị xử phạt khi chủ đất cũ sử dụng đất sai mục đích không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, một số quy định được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt hành chính sẽ có trách nhiệm chứng minh hành vi sử dụng đất sai mục đích và chủ đất mới nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ có quyền tự mình hoặc nhờ đại diện chứng minh việc mình không sử dụng đất sai mục đích.
Do đó, nếu như chủ đất mới nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chứng minh được hành vi sử dụng đất sai mục đích không phải do mình thực hiện hoặc người có thẩm quyền xử phạt hành chính không chứng minh được việc chủ mới thực hiện hành vi sử dụng đất sai mục đích thì sẽ không thể xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ mới.
9.2.Thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng đất sai mục đích là khi nào?
Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
...
b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:
Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;
Như vậy, nếu như hành vi sử dụng đất sai mục đích đã chấm dứt thì thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành chính là thời điểm chấm dứt hành vi.
Nếu như hành vi sử dụng đất sai mục đích vẫn đang được thực hiện thì thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành chính là thời điểm phát hiện hành vi.
9.3.Có thể thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất cùng lúc với thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân như sau:
Trình tự, thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Theo đó, đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Đối với các trường hợp khác thì pháp luật không có quy định về vấn đề có thể thực hiện thủ tục cùng lúc hay không nên việc thực hiện thủ tục nào trước theo ban tư vấn thì do bạn quyết định hoặc theo sự thỏa thuận của bạn với bên mua.
9.4.Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp thì tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp là bao nhiêu?
Tại Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
...
2. Thuế suất
Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.
...
4. Cách tính thuế
a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
b) Trường hợp chuyển nhượng bất sản là đồng sở hữu thì nghĩa vụ thuế được xác định riêng cho từng người nộp thuế theo tỷ lệ sở hữu bất động sản. Căn cứ xác định tỷ lệ sở hữu là tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,... Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì nghĩa vụ thuế của từng người nộp thuế được xác định theo tỷ lệ bình quân.
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Cập nhật 2023). Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chuyển nhượng quyền sử dụng đất hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Địa chỉ Công ty Luật ACC
Hồ Chí Minh: Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Q. 3 | Quận 1: 221 Trần Quang Khải, P. Tân Định |
Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, P. Dịch Vọng, Q. Cầu giấy | Quận 4: 192 Nguyễn Tất Thành, P. 13 |
Bình Dương: 97 Huỳnh Văn Cù, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một | Quận 6: 33G Tân Hoà Đông, P. 13 |
Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu | Quận 11: 8 Hòa Bình, P. 5 |
Đồng Nai: 45 Đồng Khởi, Tổ 41, KP8, Phường Tân Phong, Tp Biên Hòa | Quận 12: B99 Quang Trung, P. Đông Hưng Thuận |
Quận Bình Thạnh: 395 Nơ Trang Long, P.13 | |
Quận Gò Vấp: 1414 Lê Đức Thọ, P. 13 | |
Quận Tân Bình: 264 Âu Cơ, P. 9 | |
Quận Tân Phú: 385 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ |
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
✅ Dịch vụ thành lập công ty | ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc |
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh | ⭐Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình |
✅Dịch vụ ly hôn | ⭕Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn |
✅Dịch vụ kế toán | ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật |
✅ Dịch vụ kiểm toán | ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác |
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu | ⭕Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin |
Nội dung bài viết:
Bình luận