Chứng minh trong tố tụng hình sự là gì?

Pháp luật quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Bài viết sau đây sẽ phân tích về quy định chứng minh trong tố tụng hình sự là gì?

Chứng Minh Chứng Cứ

 

Ảnh minh họa chứng minh trong tố tụng hình sự.

1. Khái niệm chứng minh trong tố tụng hình sự

Chứng minh là một trong những bước đầu để xác định sự thật của vụ án. Do không trực tiếp chứng kiến được vụ án nên cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật, thông qua những thông tin về vụ án đã được thu thập theo trình tự luật định để chứng minh hành vi phạm tội. Đây là một quá trình tư duy dựa trên logic và thực tiễn để đưa ra kết luận về tính xác thực của vụ án.

2. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự

Căn cứ theo Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định nghĩa vụ chứng minh tội phạm là nghĩa vụ không thể chuyển giao thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Nghĩa vụ chứng minh của bên buộc tội còn được giải thích từ mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Theo đó, Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực công cộng, tồn tại bằng tiền thuế của người dân và các nguồn lực xã hội chung phải có nghĩa vụ bảo vệ xã hội trước sự xâm phạm của tội phạm. 

Quy định về nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự thuộc về bên buộc tội cũng được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới. Khoản 2 Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định: “Người bị tình nghi, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Trách nhiệm chứng minh sự buộc tội và bác bỏ những lý do nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi và bị can, bị cáo thuộc bên buộc tội”. Bên buộc tội theo luật tố tụng hình sự Liên bang Nga là: kiểm sát viên, dự thẩm viên, cơ quan điều tra ban đầu, nhân viên điều tra ban đầu, người bị hại, tư tố viên, nguyên đơn dân sự, người đại diện của họ. Trách nhiệm chứng minh cũng được Bộ luật tố tụng hình sự Hàn Quốc quy định tại Điều 275-2: “Bị cáo sẽ được coi là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội”.

3. Vấn đề phải chứng minh trong tố tụng hình sự

Những vấn đề cần phải chứng minh trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự. Theo đó cần phải chứng minh có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội. Hành vi phạm tội do ai thực hiện và có lỗi hay không có lỗi dựa theo quy định của luật hình sự, lỗi cố ý hay vô ý và năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể như thế nào, mục đích và động cơ phạm tội ra sao. Cần phải chứng minh để xác định những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi gây ra, nguyên nhân và điều kiện để phạm tội. Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. 

4. Đối tượng chứng minh trong tố tụng hình sự

Đối tượng chứng minh ở mỗi vụ án có những phạm vi và yêu cầu khác nhau do tính chất, mức độ và hoàn cảnh của các tội phạm không giống nhau. Nhưng, mọi tội phạm đều có những đặc điểm, quy luật chung giống nhau mà quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành tố tụng đều phải chứng minh.

Để xác định một hành vi có tội hay không vấn đề đầu tiên cần phải xác định là yếu tố cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm chính là tổng hợp những dấu hiệu đặc trưng cho một loại tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Tuy nhiên, không phải bất kì vụ án nào cũng có những cấu thành tội phạm giống nhau, tuy nhiên có một điểm chung đó là đối với bất cứ một tội phạm nào, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đều phải chứng minh được những vấn đề sau: 

  • Dấu hiệu hành vi thuộc yếu tố mặt khách quan của tội phạm;
  • Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm;
  • Dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể của tội phạm.

Cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định giới hạn, phạm vi chứng minh phù hợp với tình hình cụ thể nhằm làm rõ bản chất của vụ án. Chẳng hạn như: 

  • Đối với người bị buộc tội là người chưa thành niên, thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải xác định rõ rõ thêm những nội dung sau:
    • Tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.
    • Điều kiện sinh sống và giáo dục.
    • Có hay không có người thành niên xúi giục.
    • Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.
  • Đối với pháp nhân bị buộc tội được quy định tại Điều 441 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải xác định rõ:
    • Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội thuộc trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo quy định của Bộ luật hình sự.
    • Lỗi của pháp nhân và lỗi của cá nhân là thành viên của pháp nhân.
    • Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra.
    • Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.
    • Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.

Trên đây là nội dung về vấn đề chứng minh trong tố tụng hình sự Việt Nam, bao gồm nghĩa vụ chứng minh, vấn đề cần phải chứng minh và đối tượng chứng minh mà ACC đã nghiên cứu dựa trên những quy định của pháp luật về Tố tụng hình sự. Mọi vấn đề, thắc mắc về pháp lý cần giải đáp quý đọc giả có thể liên hệ để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn về pháp lý của ACC. Công ty luật ACC với hệ thống văn phòng trên toàn quốc sẵn sàng hỗ trợ các vấn đề pháp lý của bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo