Miễn trách nhiệm hình sự là quy định quan trọng được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự. Đây là trường hợp một người đã thực hiện tội phạm nhưng do đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải chịu hậu quả của việc thực hiện tội phạm đó. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các quý bạn đọc về Chủ tịch nước có được miễn trách nhiệm hình sự?

Chủ tịch nước có được miễn trách nhiệm hình sự?
1.Thế nào là miễn trách nhiệm hình sự?
Tùy từng giai đoạn tố tụng, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án xem xét quyết định bị can, bị cáo không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử, xét thấy hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa và không cần buộc họ phải chịu biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu phòng, chống tội phạm.
Theo đó, việc miễn trách nhiệm hình sự được thể hiện qua các văn bản tố tụng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành như:
- Quyết định đình chỉ điều tra vụ án;
- Quyết định đình chỉ vụ án;
- Bản án của Tòa án trong đó có ghi nhận nội dung miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo.
Tại Bộ luật Hình sự 2015, miễn trách nhiệm hình sự được quy định tại các Điều, khoản: Điều 16, Điều 29, khoản 2 Điều 91, khoản 4 Điều 110…
2.Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, căn cứ để người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự như sau :
- Trong quá trình điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
Theo đó, căn cứ để xác định do chuyển biến tình hình mà hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội dựa trên những quy định của Nhà nước có liên quan đến hành vi phạm tội nằm trong các văn bản pháp lý: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết...
- Khi có quyết định đại xá.
Theo quy định tại Điều 70 Luật Hiến pháp 2013 thì chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá. Quyết định này sẽ được đưa ra vào các dịp trọng đại nhằm miễn trách nhiệm hình sự cho một số loại tội phạm nhất định.
Ngoài ra, cũng tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người phạm tội có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự nếu thuộc các trường hợp:
- Khi điều tra, truy tố, xét xử, xét thấy người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa do sự chuyển biến của tình hình;
- Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, người thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng cũng được xem xét miễn trách nhiệm hình sự, cụ thể:
- Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
3. Chủ tịch nước có được miễn trách nhiệm hình sự?
Trong Hiến pháp 2013 không quy định bất kỳ điều khoản nào miễn trừ trách nhiệm hình sự cho Chủ tịch nước. Tương tự, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng không có quy định đặc biệt nào về việc miễn trách nhiệm hình sự cho bất kỳ vị trí lãnh đạo nào, bao gồm cả Chủ tịch nước. Điều này có nghĩa là, nếu Chủ tịch nước vi phạm các quy định của pháp luật hình sự, họ vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự giống như mọi công dân khác.
Tuy nhiên, vì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, quy trình điều tra và truy tố có thể sẽ phức tạp hơn, cần thông qua các cơ quan có thẩm quyền cao nhất như Quốc hội. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 93 Hiến pháp 2013, Quốc hội có quyền bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm Chủ tịch nước. Trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng, Quốc hội có thể tiến hành quy trình bãi nhiệm trước khi các cơ quan tư pháp xử lý tiếp.
Vì vậy, mặc dù Chủ tịch nước là người giữ vị trí cao, nhưng không có quyền miễn trừ tuyệt đối về mặt trách nhiệm hình sự.
Trên đây là bài viết về Chủ tịch nước có được miễn trách nhiệm hình sự? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận