Chủ thể của sáp nhập doanh nghiệp (Cập nhật 2023)

Tùy từng thời điểm mà doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh phù hợp. Sáp nhập doanh nghiệp là vấn đề phức tạp mà nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu Chủ thể của sáp nhập doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây.

1. Khái quát chung về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp

Bàn chất kinh tế của sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp là các hoạt động nhằm tích tụ tư bản, tăng sức mạnh thị trường cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sau sáp nhập và hợp nhất có thể tiết kiệm được chi phí vận hành, chẳng hạn như bãi bỏ các phòng ban không cần thiết, tổ chức lại nhân sự, tận dụng đựợc nguồn khách hàng, năng lực tài chính, hệ thống phân phối, máy móc thiết bị, kinh nghiệm, uy tín kinh doanh... từ đó, góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể từ chỗ là đối thủ cạnh tranh của nhau thì nay trở thành một doanh nghiệp với vị thế được khuếch trương hơn so với trước, giảm bớt được một hoặc một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thậm chí doanh nghiệp có thêm sức mạnh thị trường để đối phó với các doanh nghiệp khác. Sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có ý nghĩa tích cực đối với tất cả các bên tham gia các hoạt động này.
Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc một số công ty (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể họp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang công ty hợp danh, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất.
Theo Luật doanh nghiệp 2020 thì sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Chu The Sap Nhap

2. Đặc điểm sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp

2.1 Về chủ thể áp dụng:

Luật doanh nghiệp năm 2020 đã mở rộng đối tượng công ty bị hợp nhất ra, thông qua việc cho phép các công ty không cùng một loại vẫn có thể hợp nhất hay sáp nhập với nhau. Do đó, việc sáp nhập hay hợp nhất có thể áp dụng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Và đặc biệt là công ty hình thành sau hợp nhất/sáp nhập không nhất thiết phải cùng loại với các công ty tham gia sáp nhập, hợp nhất. Tuy nhiên, căn cứ vào các quy định khác của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần là có thể thực hiện việc chuyển đổi nên kết quả của việc hợp nhất hoặc sáp nhập công ty hợp danh chỉ có thể dẫn đến việc hình thành các công ty hợp danh mới.

2.2 Hệ quả của việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp:

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 thì sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại. Đồng thời, theo Luật doanh nghiệp năm 2020 thì sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại. Do đó, kết quả của việc sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp làm giảm số lượng chủ thể kinh doanh trên thị trường, nhưng góp phần tập trung tư bản, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty nhận sáp nhập và công ty mới hình thành từ việc hợp nhất doanh nghiệp.
Như đã trình bày ở trên, bàn chất của hoạt động sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, các doanh nghiệp vốn có thể là các đối thủ cạnh tranh của nhau thì thông qua các hoạt động sáp nhập/hợp nhất trở thành một thể thống nhất, qua đó làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Trong một số trường hợp nhất định, những hoạt động này có khả năng tác động đáng kể đến môi trường cạnh tranh, cho nên bên cạnh Luật doanh nghiệp thì pháp luật về cạnh tranh còn có những quy định nhằm kiểm soát hành vi này.
Từ góc độ pháp lý, Luật doanh nghiệp năm 2020 đặt ra ngưỡng phần trăm thị phần kết hơp của doanh nghiệp sau khi sáp nhập/hợp nhẩt để điều chỉnh, theo đó, nếu ngưỡng thị phần kết hợp này từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành thực hiện, còn nếu trên 50% trên thị trường có liên quan thì bị cấm thực hiện sáp nhập/hợp nhất, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh thì các hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là những hành vi tập trung kinh tế, và bị kiểm soát khi thỏa mãn các điều kiện luật định.
Lưu ý, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 thì công ty hợp nhất/công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất/công ty bị sáp nhập.
Giữa sáp nhập doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp cũng có những điểm khác biệt nhất định. Cụ thể, trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp thì các công ty bị hợp nhất sẽ chấm dứt sự tồn tại và sự hợp nhất này tạo ra một công ty mới; trong khi đó, đối với trường hợp sáp nhập doanh nghiệp thì các công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại, nhưng sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp này không tạo ra một công ty mới, mà các công ty bị sáp nhập trở thành bộ phận của một công ty khác đã tồn tại trước đó (công ty nhận sáp nhập).

2.3 Thủ tục thực hiện:

Thủ tục thực hiện hoạt động sáp nhập và họp nhất doanh nghiệp được quy định Luật doanh nghiệp năm 2020. Ngoài ra, thì chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau đây: Doanh nghiệp xã hội được chia hoặc tách thành các doanh nghiệp xã hội; Các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội; Sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội vào doanh nghiệp xã hội. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp.
Trong các thủ tục này, một điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 liên quan đến vấn đề hợp nhất doanh nghiệp là trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất phải kèm theo bản sao của hợp đồng hợp nhất, Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất. Nếu như trong trường hợp chia hoặc tách doanh nghiệp là những trường hợp mang tính chất “nội bộ”, nhằm cơ cấu lại bên trong tổ chức của doanh nghiệp bị chia hoặc doanh nghiệp bị tách; đối với hợp nhất doanh nghiệp thì công ty bị hợp nhất cần phải có sự kết nối với bên ngoài, không còn là câu chuyện nội bộ của doanh nghiệp nữa. Do đó, khi các công ty bị hợp nhất liên kết/hợp tác với nhau thì hợp đồng hợp nhất chính là cơ sở pháp lý cho sự liên kết này, và các quyết định và biên bản họp của từng công ty bị hợp nhất chính là văn bản thể hiện ý chí của các bên trong quan hệ hợp nhất. Bên cạnh đó, chính sự liên kết/hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau có thể dẫn đến độc quyền hoặc tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh; cho nên, việc các nhà làm luật yêu càu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất cần phải có các tài liệu trên là hoàn toàn cần thiết, để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tương tự, cũng giống như trường hợp hợp nhất doanh nghiệp, điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2020 về vấn đề sáp nhập doanh nghiệp đó là các nhà làm luật quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập phải kèm theo bàn sao của hợp đồng sáp nhập, Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập, và Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cô phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập .

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về Chủ thể của sáp nhập doanh nghiệp mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo