Chồng không chịu ký đơn ly hôn phải làm thế nào?

Ly hôn có 2 dạng là thuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng đều mong muốn và cùng ký vào đơn ly hôn) và ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng), trong trường hợp này Tòa án bắt buộc phải thụ lý để xem xét, giải quyết cho ly hôn. Một trường hợp phổ biến trong các vụ việc giải quyết ly hôn đơn phương hiện nay là: Bị đơn (người không đồng ý ly hôn có thể là vợ, hoặc chồng) tìm mọi cách để không ký đơn ly hôn, không đến tòa án thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp này có được phép ly hôn không? Bài viết sau đây của ACC sẽ giải đáp cho thắc mắc trên.

Muon Don Phuong Ly Hon Nhung Bi Thieu Giay To Phai Lam Sao

Chồng không chịu ký đơn ly hôn phải làm thế nào?

1. Ly hôn là gì?

Trước khi đi đến giải pháp cho câu hỏi chồng không chịu ký đơn ly hôn chúng ta sẽ làm rõ khái niệm ly hôn.

Dưới góc độ pháp lý, thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của cả hai vợ chồng.

Sự kiện kết hôn của nam nữ để hình thành quan hệ vợ chồng được Nhà nước thừa nhận thông qua việc đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thể hiện qua Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Đây là sự thừa nhận về quan hệ hôn nhân hợp pháp. 

Do vậy, khi một bên vợ chồng hoặc cả hai người có yêu cầu ly hôn thì Nhà nước cũng cần phải có sự can thiệp nhằm bảo bảo quyền con người, quyền công dân. Điều này được thẻ hiện rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Vợ, chồng hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thì ly hôn là việc một bên vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng có sự yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp của họ. Hủy bỏ các trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm của hôn nhân và các ràng buộc dân sự khác.

2. Chồng không chịu ký đơn ly hôn có ly hôn được không?

Chồng không chịu ký đơn ly hôn có ly hôn được không? Mẫu số 92 của Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP có dạng như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: .............................................)(1)

Kính gửi:  TÒA ÁN NHÂN DÂN .......................(2)

Họ tên người yêu cầu:

1(3)....................................................................... Sinh năm:

Địa chỉ(4):

Số điện thoại:…………………………… Fax:

Địa chỉ thư điện tử:………………………………………. (nếu có).

2....................................................................... Sinh năm:

Địa chỉ:

Số điện thoại:…………………………… Fax:

Địa chỉ thư điện tử:……………………………………… (nếu có).

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5)

việc như sau:

  1. Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:
  2. Lý do, mục đích yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:
  3. Căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề nêu trên:
  4. Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết(6):
  5. Thông tin khác(7):

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có(8):

1.

2.

3.

Tôi cam kết những lời khai trong đơn là hoàn toàn đúng sự thực.

  ………., ngày......tháng......năm …(9)

 

NGƯỜI YÊU CẦU(10)

NGƯỜI VỢ                                                             NGƯỜI CHỒNG

Theo quy định của pháp luật thì khi thuận tình ly hôn sẽ bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng. 

Tuy nhiên, căn cứ theo pháp luật hôn nhân gia đình cho phép một bên có thể yêu cầu ly hôn hay còn gọi là ly hôn đơn phương.

Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ chồng hoặc một trong các bên không đồng thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản.

Theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 khi bạn muốn chứng minh quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của mình là đúng và có cơ sở thì phải có chứng cứ sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

  1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Như vậy, tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì họ bắt buộc phải có chứng cứ chứng minh về việc vợ hoặc chồng của họ “có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Chúng ta có thể kể đến một số chứng cứ như: hình ảnh, đoạn video về việc vợ hoặc chồng bị đánh đập, lăng mạ, nhục mạ, hoặc những vết thương trên cơ thể do bạo hành để lại, kết quả giám định y khoa minh chứng cho việc bạo hành,…. Tòa án chỉ sau khi nhận được và xác thực những chứng cứ này thì mới giải quyết quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn. 

Như vậy, chồng không chịu ký đơn ly hôn thì vợ vẫn có thể ly hôn được bình thường bằng cách yêu cầu ly hôn đơn phương. Lúc này, chữ ký của người chồng không cần thiết nữa. Việc quan trọng là thu thập đủ chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu ly hôn của người vợ là đúng và được Tòa án chấp nhận.

3. Tại sao nên thuê luật sư giỏi về hôn nhân gia đình của công ty Luật ACC?

Khi thuê luật sư giỏi về hôn nhân gia đình của công ty Luật ACC sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề chồng không chịu ký đơn ly hôn, bạn sẽ thấy được những ưu điểm vượt trội mà ACC đem lại:

  •  Thứ nhất: ACC có nhiều luật sư giỏi về hôn nhân gia đình trên toàn quốc, đặc biệt ở các tỉnh, thành phố lớn của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng,thành phố Hồ Chí Minh…Vì vậy, khách hàng dù ở nơi đâu cũng có thể tìm được luật sư phù hợp với nhu cầu của mình
  •  Thứ hai: Tổng đài của chúng tôi tư vấn luật hôn nhân online miễn phí. Khách hàng có thể trực tiếp gọi điện qua số điện thoại:  

  • Hotline: 1900.3330
  •  Zalo: 084.696.7979
  •  Thứ ba: Đội ngũ luật sư giỏi về hôn nhân gia đình của ACC rất giàu kinh nghiệm, đã giải quyết thành công nhiều vụ việc liên quan đến hôn nhân gia đình như: kết hôn, ly hôn (có/không có yếu tố nước ngoài), quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi con nuôi và các vấn đề khác liên quan đến pháp luật hôn nhân gia đình….

Hơn nữa, đến với ACC khách hàng sẽ được hỗ trợ, tư vấn một cách tận tình nhất để có thể nắm hết các vấn đề mình đang thắc mắc cũng như hồ sơ đầy đủ, trình tư thủ tục để làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền một cách hiệu quả nhất.

  •  Thứ tư: Môi trường làm việc chuyên nghiệp, có uy tín trong việc giải quyết các vấn đề một cách nhanh, chính xác, an toàn, hiệu quả cao.
  •  Thứ năm: ACC luôn cam kết đội ngũ luật sư giỏi tư vấn về luật hôn nhân gia đình của ACC sẽ tư vấn cho khách hàng chính xác nhất, nhanh nhất các yêu cầu, mong muốn mà khách hàng đặt ra và cần giải quyết.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, ACC đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề chồng không chịu ký đơn ly hôn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: [email protected] để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

>> Tham khảo dịch vụ ly hôn của ACC để được cung cấp đầy đủ thông tin giải quyết các vấn đề về ly hôn.

>> Nếu quý khách có nhu cầu thuê luật sư tư vấn và giải quyết về ly hôn đơn phương, xin mời tham khảo tại đây!

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (280 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo