Cho em hỏi về giá trị pháp lý của giấy biên nhận ?

1. Anh K thắc mắc:

Mấy anh/chị luật sư ơi ! Cho em hỏi giấy biên nhận trên có giá trị pháp lý không ạ ?

Em xin cám ơn luật sư nhiều

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY BIÊN NHẬN

Vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …, tại …

Ông: Nguyễn Văn A.                                                              Số CMND: 123456

Có giao : 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng)

Cho ông: Nguyễn Văn B.                                                       Số CMND: 123456

Trong vòng 1 tháng nếu Ông Nguyễn Văn B không hoàn trả tiền theo thỏa thuận, thì ngoài việc ông B phải trả đầy đủ số tiền ông B thiếu  ông A, ông B còn phải nộp phạt cho ông A số tiền là 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)

 

NGƯỜI GIAO                       NGƯỜI LÀM CHỨNG                    NGƯỜI NHẬN

2. Luật sư M giải đáp:

Chào bạn!

Đối với hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân, tổ chức (đều không hoạt động về tín dụng, ngân hàng) thì không áp dụng mức phạt hợp đồng theo quy định tại điểm 7 Điều 402 BLDS năm 2005, bởi vì các quy định của phần hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật dân sự không có quy định về phạt hợp đồng.

Vì vậy,  Thỏa thuận "còn phải nộp phạt cho ông A số tiền là 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)" là không có giá trị

3. Anh K thắc mắc:

Trước hết em cảm ơn luật sư nhiều ạ ! Luât sư cho em hỏi thêm 1 vài vấn đề nữa ạ.

1. Vậy là ngoài việc nộp phạt tiền là không có giá trị, thì các nội dung còn lại đều đúng đều có giá trị pháp lý hết đúng không ạ?

2. Cho em hỏi 1 câu nữa: nhiều khi số tiền nhỏ quá mà người ta cũng không chịu trả thì lúc đó đi kiện thì mất công quá nên em mới ghi vào phần phạt tiền. Nếu hợp đồng vay này không cho phạt tiền, vậy thì còn cách nào khác để bắt họ trả tiền không ạ ?

3. Em nghe người ta nói là hợp đồng chỉ có giá trị khi được cơ quan chức năng chức thực chữ ký của 2 bên, vậy thì kể cả 1 hợp đồng dân sự nhỏ cũng phải đưa đến cơ quan chức năng ?

Em xin cám ơn luật sư nhiều

4. Luật sư M giải đáp:

Chào bạn!

1. Điều khoản nào vô hiệu thì nếu có tranh chấp Tòa án sẽ xử lý hậu quả phần đó.

Các phần còn lại không trái luật thì thỏa thuận này có giá trị pháp lý.

2. Chỉ có sự tự nguyện giao kết và thực hiện hợp đồng thôi bạn ah.

Chứ 1 bên "lật kèo" thì buộc phải tranh chấp tại Tòa án rồi

3. Hợp đồng vay tài sản không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo