Chính quyền đô thị là gì? Tìm hiểu về chính quyền đô thị Việt Nam

Trong quá trình thực hiện xây dựng và quản lý chính quyền địa phương, chính quyền đô thị được xem là một thuật ngữ khá quen thuộc và phổ biến. Vậy chính quyền đô thị là gì? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Chính quyền đô thị là gì?

Chính quyền đô thị thể hiện các vấn đề chung của chính quyền địa phương về bản chất, vị trí, vai trò, chức năng đại diện của Nhân dân và các mối quan hệ giữa chính quyền các cấp theo quy định của pháp luật, song lại thể hiện các yêu cầu đặc thù riêng của phương thức tổ chức, quản lý và phát triển đô thị. Phải xây dựng chính quyền đô thị, bởi có sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn, giữa quản lý đô thị và quản lý nông thôn.

2. Lợi ích khi xây dựng chính quyền đô thị

2.1. Xuất phát từ sự khác biệt đặc trưng giữa thành thị và nông thôn

  • Thứ nhất, lãnh thổ đô thị là một thể thống nhất, liên hoàn, không thể chia cắt thành bộ phận riêng lẻ; quy mô dân số lớn, dân tập trung đông, cơ cấu đa dạng phức tạp (dân nhập cư, khách vãng lai). Trình độ dân trí cao, nhu cầu đa dạng có tính chất khép kín, và tính tự quản cao. Người dân sống phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường; kinh tế có tính đa ngành, đa lĩnh vực. Kinh tế tập trung chủ yếu là các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch); tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách quốc gia. Về cơ sở hạ tầng có tính chất liên hoàn, phức tạp, tạo thành mạng lưới thống nhất, có tính xuyên suốt, đồng bộ.
  • Thứ hai, ở nông thôn, lãnh thổ bị chia cắt, đứt đoạn và không liên tục. Địa giới hành chính trùng với địa giới khác, nhất là địa giới kinh tế. Quy mô dân số nhỏ, lẻ, người dân tập trung thưa thớt, phân bố không đồng đều, trình độ dân trí thấp, cơ cấu dân số đơn giản. Người dân có lối sống đoàn kết, cởi mở, mang đậm chất của phong tục, tập quán; sống không phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường. Kinh tế tập trung chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… Cơ cấu kinh tế có tính chất đơn ngành; cơ sở hạ tầng khá đơn giản, chưa có sự liên hoàn và đồng bộ.

Dcim100mediadji 0793.jpg

Chính quyền đô thị là gì

Với những đặc trưng khác biệt cơ bản như trên, đòi hỏi nội dung và hình thức tổ chức thực hiện quản lý nhà nước ở đô thị cũng phải có những đặc trưng khác với nông thôn. Có như vậy, công tác quản lý và vận hành đô thị mới thực sự hiệu quả.

2.2. Lợi ích cụ thể

Lợi ích xây dựng chính quyền đô thị sẽ mang lại bộ máy quản lý đô thị trở nên tinh gọn do giảm bớt cấp chính quyền, thủ tục hành chính được cắt giảm, thời gian triển khai các kế hoạch được nhanh hơn, phù hợp với tính chất, yêu cầu quản lý của một đô thị đông dân sẽ làm cho bộ máy chính quyền thành phố phản ứng nhanh nhạy, hoạt động thông suốt hơn.
Việc tinh gọn bộ máy quản lý sẽ thực hiện tinh giản biên chế, đây cũng là cơ hội để đổi mới, sắp xếp và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, tiết kiệm chi ngân sách từ giảm thủ tục hành chính và tinh giảm biên chế, tăng nguồn lực chi cho đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, doanh nghiệp.
Xây dựng chính quyền đô thị gắn với xây dựng đô thị thông minh, cải cách hành chính, triển khai dịch vụ công trực tuyến mạnh mẽ sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân. Ngoài ra, việc xây dựng chính quyền đô thị cũng khiến trách nhiệm của cơ quan hành chính rõ ràng hơn.

3. Chính quyền đô thị tại Việt Nam

Hệ thống đô thị ở Việt Nam phát triển nhanh trong những năm gần đây. Quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập.

Các thành phố trực thuộc Trung ương là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước, nơi dân cư tập trung đông, các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra sôi động, phong phú nên đòi hỏi cần có phương thức quản lý, triển khai một cách nhanh chóng, thông suốt tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đô thị nói riêng, từ đó tạo động lực phát triển của vùng và cả nước. Do vậy, các thành phố này cần tổ chức bộ máy chính quyền tinh gọn, ít tầng nấc, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhằm đảm bảo chỉ đạo tập trung, nhưng điều hành, vận hành thông suốt, kịp thời giải quyết các công việc phát sinh của đô thị. Hiện nay có hai mô hình về tổ chức chính quyền đô thị, bao gồm:

  • Mô hình chính quyền đô thị một cấp: được tổ chức trong phạm vi nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, chỉ có một cơ quan đại diện là Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố và không tổ chức HĐND ở quận và phường và Ủy ban nhân dân (UBND) ở cả ba cấp hành chính (UBND thành phố, UBND quận, UBND phường). Mô hình này hiện đang được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng.
  • Mô hình chính quyền đô thị hai cấp: được tổ chức ở khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, có hai cơ quan đại diện là HĐND thành phố và HĐND quận, không tổ chức HĐND ở phường, có đủ ba cấp hành chính là UBND thành phố, UBND quận và UBND phường. Mô hình này hiện đang được áp dụng ở Thành phố Hà Nội. 
Song song đó, việc đổi mới mô hình, tổ chức, phương thức hoạt động của Chính quyền đô thị đã và đang là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương, trong đó có Chính quyền đô thị.
Tuy nhiên, việc quản lý đô thị hiện nay cũng tồn tại một số bất cập như việc quy định tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương hiện nay tạo ra một bộ máy quản lý tương tự như nhau giữa các địa phương mặc dù đặc điểm địa bàn quản lý rất khác nhau.
Tổ chức chính quyền theo quy định hiện hành phân thành thang bậc trên dưới theo cơ chế hành chính, cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không phù hợp với tính chất, mức độ, đặc điểm phát triển đa dạng của các địa phương, thậm chí gần như nhất loạt, rập một khuôn, không có sự phân biệt giữa đô thị và các vùng miền khác. Do chưa phân định rõ sự khác biệt trong chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa bàn nông thôn và địa bàn đô thị, đặc điểm của cộng đồng dân cư nông thôn và cộng đồng dân cư đô thị, mô hình tổ chức nhà nước hiện hành chế định khung pháp lý chung cho chính quyền địa phương (cả nông thôn và đô thị), dẫn đến nhiều bất cập trong quản lý như việc phân công theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cấp; giữa phường, thị trấn và xã trên một số lĩnh vực chưa rõ.
Để có cái nhìn toàn diện hơn khi xây dựng chính quyền đô thị, mời quý bạn đọc tham khảo thêm các vấn đề về đồ án quy hoạch đô thịđất ở tại đô thị.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi để giải đáp cho câu hỏi chính quyền đô thị là gì?, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện xây dựng chính quyền trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo