Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình đi theo trình tự nào?

Ngoại tình là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến ly hôn và làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý phức tạp. Khi ly hôn, đặc biệt là trong trường hợp chồng ngoại tình, việc chia tài sản thường là mối quan tâm lớn của các bên liên quan. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan đến việc chia tài sản khi ly hôn do chồng ngoại tình đi theo trình từ nào? Từ đó, trả lời một số vấn đề pháp lý khác liên quan đến vấn đề này.

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình đi theo trình tự nào?

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình đi theo trình tự nào?

1. Chồng ngoại tình có làm ảnh hưởng đến việc chia tài sản khi ly hôn không?

Không.Việc chồng ngoại tình có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn nhưng không trực tiếp ảnh hưởng đến việc chia tài sản. 

Cụ thể, khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: 

“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Như vậy, việc chồng ngoại tình được là hành vi vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, nên khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của chồng và con chưa thành niên. Tuy nhiên việc này không ảnh hưởng đến quyền chia tài sản khi ly hôn của vợ. Nếu hai vợ chồng thỏa thuận được với nhau về chia tài sản thì thỏa thuận đó sẽ được công nhận, nếu không thì tòa án sẽ xem xét chia tài sản chung cho hai người dựa trên những yếu tố trên.

Cần lưu ý, hành vi ngoại tình không phải là căn cứ để tòa án tự động chia phần tài sản lớn hơn cho bên vợ. Tuy nhiên, nếu vợ chứng minh được rằng hành vi ngoại tình dẫn đến lãng phí tài sản chung, tòa án có thể xem xét đến yếu tố này khi chia tài sản.

2. Trình tự, thủ tục chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình

Việc chia tài sản khi ly hôn do chồng ngoại tình vẫn tuân theo các bước thủ tục thông thường của pháp luật. Trình tự cơ bản bao gồm:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu ly hôn

Vợ có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương kèm theo các bằng chứng về hành vi ngoại tình của chồng (nếu có) tại tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú theo quy định tại  Khoản 1 Điều 28 và Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Riêng đối với những vụ án tranh chấp ly hôn có yếu tố nước ngoài, thì căn cứ theo khoản 3 Điều 35 và điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì Tòa án thụ lý là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. 

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ việc

Sau khi nhận được hồ sơ, tòa án sẽ xem xét tính hợp lệ và ra quyết định thụ lý vụ ly hôn.

Cụ thể, Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì: 

“1.Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

  1. Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  2. Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  3. Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”

Bước 3: Giải quyết ly hôn và chia tài sản

Căn cứ  theo Điều 203 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thì Thời gian giải quyết chia tài sản chung sau khi ly hôn của vợ chồng ở cấp sơ thẩm  là 04 tháng  và có thể gia hạn thêm 02 tháng nếu vụ án phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Tại cấp phúc thẩm, thời hạn giải quyết chia tài sản sau khi ly hôn là 03 tháng, có thể gia hạn thêm 01 tháng theo Khoản 1 Điều 186 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

Tại phiên tòa, tòa án sẽ xem xét và phân chia tài sản dựa trên nguyên tắc công bằng. Hành vi ngoại tình của chồng có thể được tòa án xem xét trong trường hợp tài sản chung bị lãng phí hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi của vợ và con.

Bước 4: Thi hành án

Sau khi có quyết định chia tài sản, các bên có nghĩa vụ thi hành phán quyết của tòa án. Nếu một bên không tự nguyện thi hành, bên còn lại có thể yêu cầu cơ quan thi hành án can thiệp.

3. Bản ghi âm có được xem là bằng chứng ngoại tình không?

Bản ghi âm có được xem là bằng chứng ngoại tình không?

Bản ghi âm có được xem là bằng chứng ngoại tình không?

Được. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử được xem là nguồn chứng cứ. Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì: “Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.”

Bản ghi âm thuộc nhóm nguồn chứng cứ ‘nghe được’ nên  bản ghi âm có thể được xem là bằng chứng nếu nó chứng minh được hành vi ngoại tình của chồng và được thu thập hợp pháp, không xâm phạm quyền riêng. Tuy nhiên, để bản ghi âm được công nhận, nó cần tuân thủ các quy định về chứng cứ như không làm giả, không bị cắt ghép, và phải có nguồn gốc rõ ràng.Ngoài ra, tòa án có thể yêu cầu thêm các bằng chứng khác để củng cố cho bản ghi âm như tin nhắn, hình ảnh, hoặc nhân chứng liên quan đến hành vi ngoại tình theo quy định tại Điều 97 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. 

4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp

Tôi có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại khi chồng ngoại tình không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, vợ có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được rằng hành vi ngoại tình của chồng gây thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần.

Nếu chồng tôi có con riêng với người tình, tài sản có bị chia cho người con đó không?

Việc chia tài sản chỉ áp dụng cho tài sản chung của vợ chồng. Con riêng của chồng không có quyền hưởng tài sản này. Tuy nhiên, sau khi chồng qua đời, con riêng có thể được hưởng thừa kế nếu có chứng minh về mối quan hệ cha con.

Thời gian giải quyết chia tài sản khi ly hôn do chồng ngoại tình mất bao lâu?

Thời gian giải quyết chia tài sản trong ly hôn thường dao động từ 4 đến 6 tháng, tùy vào mức độ phức tạp của vụ việc và sự hợp tác của các bên.

Ngoại tình là hành vi vi phạm nghiêm trọng chế độ hôn nhân, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm gia đình và các quyền lợi tài sản trong quá trình ly hôn. Tuy nhiên, việc chia tài sản trong trường hợp này vẫn tuân theo các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, đảm bảo công bằng cho cả hai bên. Hiểu rõ các quyền lợi và nghĩa vụ của mình là yếu tố quan trọng giúp bạn giải quyết ly hôn hiệu quả và bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu có vấn đề cần hỗ trợ giải quyết, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được tư vấn kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo