Cân bằng, trạng thái (equilibrium) là gì ?

Thị trường cân bằng là một trạng thái khá hiếm gặp trên thực tế nhưng không phải là không xảy ra. Vậy cân bằng, trạng thái (equilibrium) là gì? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và bổ ích đến Quý bạn đọc.

Cân bằng thị trường là gì?

Cân bằng, trạng thái (equilibrium) là gì?

1. Cân bằng, trạng thái (equilibrium) là gì?

Cân bằng, trạng thái (equilibrium) là trạng thái của một hiện tượng (thị trường, hành vi của cá nhân hay của nhóm người) có hai đặc tính cơ bản là: (1) ổn định trong một thời gian tại một vị trí nào đó; (2) khi lệch ra khỏi vị trí đó, hiện tượng có xu hướng điều chỉnh (hay bị hút) về vị trí đó.

2. Cân bằng cung - cầu trên thị trường

Trên thị trường, người mua thường muốn mua rẻ, còn người bán thường muốn bán đắt. Những nhóm người này có thể đề nghị những mức giá khác nhau. Không phải mức giá nào cũng đem lại sự hài lòng chung cho cả người mua lẫn người bán. Trong trạng thái không được thoả mãn, khi coi mức giá hình thành trên thị trường là thấp so với mức giá mà mình trông đợi, như quy luật cung cầu chỉ ra, người bán sẽ phản ứng bằng cách cắt giảm sản lượng cung ứng. Ngược lại, một khi mức giá hình thành trên thị trường được coi là cao so với mức giá dự kiến, phù hợp với quy luật cầu, người tiêu dùng sẽ có xu hướng cắt giảm lượng hàng hoá mà họ dự định mua. Những phản ứng kiểu như vậy tạo ra một sự tương tác lẫn nhau giữa người mua và người bán, giữa cầu và cung. Rốt cục, thị trường sẽ vận động về một trạng thái cân bằng, theo đó một mức giá và một mức sản lượng cân bằng sẽ được xác lập.

Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó giá cả và sản lượng giao dịch trên thị trường có khả năng tự ổn định, không chịu những áp lực buộc phải thay đổi. Đó cũng là trạng thái tạo ra được sự hài lòng chung của cả người mua lẫn người bán. Tại mức giá cân bằng, sản lượng hàng hoá mà những người bán sẵn lòng cung cấp ăn khớp hay bằng với sản lượng mà những người mua sẵn lòng mua (vì thế, sản lượng này cũng được gọi là sản lượng cân bằng). Trên một thị trường có tính chất cạnh tranh, có nhiều người mua, nhiều người bán, đồng thời không có sự can thiệp của nhà nước, giá cả thị trường sẽ có xu hướng hội tụ về mức giá cân bằng - mức giá mà tại đó, lượng cầu bằng chính lượng cung.

Ví dụ:

Tại thị trường bia hơi được nghiên cứu (hình 2.7), ta thấy được mối quan hệ cung và cầu bia hơi ở các mức giá khác nhau. Tại mức giá 2.000 đồng lượng cầu là 75 cốc và lượng cung cũng là 75 cốc.

Ta gọi 2.000 đồng là mức giá cân bằng và 75 cốc là lượng cân bằng. Điểm mà đường cung và đường cầu cắt nhau được gọi là điểm cân bằng thị trường hay trạng thái cân bằng cung cầu.

Screenshot (19)

Trạng thái cân bằng cung cầu được xác định khi đường cung và đường cầu cắt nhau. Tại mức giá cân bằng lượng cung bằng lượng cầu. Trong trường hợp này giá cân bằng là 2.000 đồng và lượng cân bằng là 75 cốc bia.

Mức giá cân bằng trên thị trường không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà nó được hình thành bởi cung cầu của toàn bộ người mua và người bán.

3. Ứng dụng lý thuyết của cân bằng thị trường

Sau đây là ứng dụng của cân bằng thị trường, mời quý vị cùng tìm hiểu chi tiết ở bảng nội dung bên dưới:

Ứng dụng Chi tiết
Xác định giá Dạng đơn giản nhất, sự tương tác giữa người mua và bán cho phép nhiều mức giá xuất hiện. Rất khó để đánh giá quá trình xuất hiện vì giá bán lẻ của các mặt hàng sản xuất do người bán ra. Người mua có thể chấp nhận giá hoặc không mua hàng.

Trong khi người dùng cá nhân trong một trung tâm mua sắm không thể mặc cả giá và tin họ không có khả năng ảnh hưởng đến giá. Thế nhưng, nếu người mua bị lấn áp và không ai chấp nhận giá đặt người bán sẽ giảm giá xuống. Với cách này người mua có ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Sau cùng sẽ có mức giá cho phép một cuộc trao đổi diễn ra tại thời điểm cân bằng thị trường.

Tránh thừa trên thị trường Mức giá cân được gọi là giá bù trừ thị trường vì ở giá này số lượng nhà sản xuất đưa ra thị trường được người tiêu dùng mua và không sót lại.

Điều này hiệu quả vì không có nhiều nguồn cung cấp, sản lượng lãng phí, tiêu hụt thị trường có hiệu quả rõ ràng. Đây là tính năng chính của cơ thể giá cả và lợi ích của nó.

4. Các câu hỏi liên quan thường gặp

4.1 Đặc trưng của cân bằng thị trường

- Trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái mà ở đó lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua đúng bằng lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán.

- Tại cân bằng thị trường xác định được mức giá cân bằng.

Giá cân bằng cũng có thể được gọi là giá làm cân bằng cung cầu vì tại mức giá này, mọi người trên thị trường đều thỏa mãn.

Người mua đã mua được những thứ họ muốn mua, còn người bán cũng đã bán được tất cả những thứ họ muốn bán.

4.2 Cung và cầu là gì?

Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.

Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Cân bằng, trạng thái (equilibrium) là gì? Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Cân bằng, trạng thái (equilibrium) là gì?, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo